tailieunhanh - Tìm hiểu kỹ thuật tổ chức và kiến trúc máy tính: Phần 2

Cuốn sách "Tìm hiểu kỹ thuật tổ chức và kiến trúc máy tính" trình bày chuẩn truyền thông giữa máy tính đa đụng và máy tính trên chip như UART cũng được trình bày, từ đó người đọc có thể hiểu hơn về phương pháp giao tiếp và điều khiển từ máy tính. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 cuốn sách. | PHẦN IV LẬP TRÌNH GIAO TIẾP 8051 VÀ NGOẠI VI SỬ DỤNG C Mục đích chung của phần này nhằm giúp người học vận dụng ngôn ngữ lập trình cấp cao C để lập trình cho vi điều khiển. Các ví dụ nhằm mục đích để người học có thể tiếp cận được cấu trúc phần cứng bên trong của dạng máy tính này. Phần này sẽ đề cập nhiều hơn về việc đa dạng hóa các thiết bị ngoại vi có thể kết nối với máy tính trên chip họ 8051 cũng như các vấn đề minh họa việc giao tiếp mở rộng bộ nhớ. Ngoài ra việc truyền thông trao đổi dữ liệu giữa máy tính đa dụng và máy tính trên chip họ 8051 cũng được trình bày trong phần này. Từ các ví dụ cơ bản được cung cấp trong phần này người học có thể hiểu sâu cách sử dụng của từng mã lệnh cấu trúc và sự ảnh hưởng của các thanh ghi cũng như phương pháp lập trình điều khiển khi thực hiện các tác vụ từ máy tính trên chip 8051. 75 Sơ lược ngôn ngữ lập trình C dành cho vi điều khiển Chức năng của trình biên dịch là nhằm để chuyển mã nguồn cấp cao C thành mã máy HEX cái mà phần cứng máy tính có thể hiểu và thực hiện lệnh như mong muốn thể hiện của người lập trình. Mã máy có định dạng HEX sẽ được tải xuống ROM của vi điều khiển. Kích thước của mã máy là rất quan trọng bởi nó bị giới hạn về tài nguyên phần cứng của vi điều khiển. Thông thường thì không gian bộ nhớ để lưu trữ mã khoảng 64K bytes. Một số lý do để sử dụng C trong việc lập trình vi điều khiển đó là - Việc lập trình sử dụng mã cấp cao C sẽ tiết kiệm thời gian hơn so với lập trình bằng ngôn ngữ cấp thấp như ASM. Tuy nhiên sử dụng ngôn ngữ C sẽ dẫn đến mã HEX lớn hơn. - Có thể sử dụng khái niệm hàm và các thư viện hàm. - Mã nguồn C có tính di động cao đối với nhiều kiến trúc vi điều khiển khác nhau. Như vậy cùng một mã nguồn C có thể chạy trên một số vi điều khiển khác nhau mà không cần phải chỉnh sửa mã nguồn ban đầu. Việc hiểu rõ kiểu dữ liệu trong ngôn ngữ C sẽ giúp người lập trình có thể tối ưu mã nguồn và kích thước file HEX. Một số kiểu dữ liệu như là Ký tự không dấu Unsigned char Ký tự có dấu Signed char .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN