tailieunhanh - Trách nhiệm của nhà nước trong đầu tư phát triển giáo dục đại học

Bài viết Trách nhiệm của nhà nước trong đầu tư phát triển giáo dục đại học trình bày thực trạng đầu tư từ ngân sách; Thực trạng lao động nhìn từ góc độ trình độ giáo dục; Tự chủ đại học và đầu tư. | TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Nguyễn Đông Phong Phan Thị Bích Nguyệt Trường Đại học Kinh tế Từ khóa Đầu tư tự chủ. Tóm tắt Nền tảng cho phát triển giáo dục đại học đòi hỏi rất nhiều yếu tố tác động và hỗ trợ một cách hài hòa và chuyên nghiệp trên một không gian hội nhập sâu và rộng. Muốn vậy đòi hỏi có sự giao thoa một cách hài hòa giữa mục tiêu và chính sách có lộ trình và phù hợp với hành lang pháp lý tạo cơ chế tự chủ tốt nhất cho giáo dục nói chung và đặc biệt là giáo dục ở bậc đại học. Tại Việt Nam tự chủ đại học đã khởi động và đang trong giai đoạn thí điểm theo lộ trình từ thí điểm tự chủ tài chính tới thí điểm tự chủ toàn diện. Đây là một lộ trình hợp lý và đầu tư là một yếu tố quan tạo nguồn lực cho phát triển giáo dục đại học. Và vấn đề đầu tư cho các trường đại học tự chủ cần được cụ thể rõ trong luật định nhằm nâng cao chất lượng đại học tại Việt nam. 1. Thực trạng đầu tư từ ngân sách Thế giới và Việt Nam đang bước vào cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cạnh tranh trong thời đại là cuộc cạnh tranh về nhân lực mặt khác Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới chúng ta đang phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng lao động trong các Hiệp định thương mại tự do FTA . Nhân lực sẽ là một lợi thế và cũng là một thách thức của hiện tại và trong tương lai. Trong nhiều thập niên Chính phủ luôn quan tâm và tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo đại học nói riêng với mục đích tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế. Đầu tư cho con người là đầu tư chiến lược là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững. Thời gian qua với sự nỗ lực rất lớn ngân sách dành cho đầu tư giáo dục nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng phát triển qui mô đào tạo đặc biệt là giáo dục đại học. Lĩnh vực giáo dục đào tạo luôn được ưu tiên đầu tư từ ngân sách nhà nước. Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20 tương đương 5 GDP. Trong giai đoạn 2013

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN