tailieunhanh - Nghiên cứu lịch sử các thời kỳ Việt Nam (Tập 8): Phần 2
Phần 2 cuốn sách "Nghiên cứu lịch sử các thời kỳ Việt Nam (Tập 8)" trình bày các nội dung: Xã hội Việt Nam phân hóa thêm sâu sắc sau chiến tranh, ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới tới cách mạng Việt Nam, phong trào yêu nước và công nhân ở Việt Nam đầu những năm 20 của thế kỷ XX, các tổ chức cách mạng ra đời trong những năm 1925-1929, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. | Chương V XẢ HỘI VIẼT NAM PHÂN HÓA THÊM SẤU SẨC SAU CHIẾN TRANH Có thể nói ngay từ khi người Pháp đặt được ách đô hộ lên đất Việt Nam trong bối cảnh quot tiếp xúc Pháp - Nam quot xã hội Việt Nam truyền thống dù muốn hay không cũng đã thay đổi. Sự thay đổi ấy diễn ra ngày càng khẩn trương cùng với sự du nhập dù là yếu ớt của một nền sản xuất mang tính chất tư bản cũng như của lối sống phương Tây hiện đại. Cho đến hết Chiến tranh thế giới lần thứ nhất trài qua giai đoạn tiền khai thác thuộc địa 1884-1897 và cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất 1897-1918 nhất là trải qua giai đoạn quot phồn vinh quot trong chiến tranh với sự khởi sắc của một số ngành kinh tế cạnh tranh với các ngành kinh tế chính quốc xã hội Việt Nam đã chứng kiến một sự quot chuyến mình quot nhất định. Đó là sự xuất hiện của những nhân tố xã hội mới trong xã hội truyền thống hay là sự nảy sinh theo chiều hướng ngày càng sâu sắc của nhừng mâu thuẫn xã hội - kết quả của sự phân hóa giữa các bộ phận dân cư vốn đã gay gắt trước đây một giai cấp công nhân non trẻ một đội ngũ những người làm công ăn lương ngày càng đông đảo trong hệ thống chính quyền thuộc địa một tầng lớp tiểu tư sản bản xứ ăn theo sự mở rộng hay thu hẹp của nền sản xuất của hệ thống dịch vụ kinh doanh và của những ngành văn hóa giáo dục y tế một tầng lớp những nhà tư sản quot dân tộc quot hoạt động buôn bán hay trong một số ngành kinh tế khác với quy mô và giá trị phụ thuộc vào sự cạnh tranh của tư bản Pháp kiều và Hoa kiều một khu vực nông thôn mà 297 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 8 vấn đề mộng đất vốn đã là vấn đề nhạy cảm nay lại trở nên phức tạp hơn do sự có mặt ngày càng đông của các nhà thực dân nước ngoài cũng như sự phát triển của giai cấp địa chủ bản xứ làm trầm trọng thêm tình trạng chiếm đoạt ruộng đất của nông dân và tình trạng bóc lột đối với khu vực nông thôn nông nghiệp. Sau chiến tranh sự thay đổi trong kết cấu dân cư và sự phân hóa giai cấp xã hội đang diễn ra càng trờ nên mạnh mẽ hơn. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai về .
đang nạp các trang xem trước