tailieunhanh - Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần I: Bài 1 – ĐH KHTN Hà Nội

Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần I: Bài 1 Thành phần và cấu trúc khí quyển. Những nội dung chính được trình bày trong bài này gồm có: Các thuật ngữ và định nghĩa, độ dày của khí quyển, sự tiến hoá của khí quyển, thành phần của khí quyển hiện nay, cấu trúc thẳng đứng của khí quyển, áp suất khí quyển (khí áp), phân tầng khí quyển. Mời các bạn cùng tham khảo. | VNU HANOI UNIVERSITY OF SCIENCE REGIONAL CLIMATE MODELING AND CLIMATE CHANGE CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Đại cương về BĐKH Phần I - Phan Van Tan phanvantan@ B1 Thành phần và cấu trúc khí quyển Các thuật ngữ và định nghĩa Độ dày của khí quyển Sự tiến hoá của khí quyển Thành phần của Khí quyển hiện nay Cấu trúc thẳng đứng của khí quyển Áp suất khí quyển Khí áp Phân tầng khí quyển Các thuật ngữ và định nghĩa Khí quyển Là lớp vỏ không khí của Trái đất gồm hỗn hợp các chất khí các giọt nước và các phần tử rắn phía trên bề mặt Trái đất Thời tiết Là các hiện tượng khí quyển tồn tại trong thời gian ngắn kéo dài từ hàng giờ đến khoảng 1 tuần ví dụ dông bão gió mạnh mưa phùn Khí hậu Là điều kiện khí quyển trong một thời kỳ dài thường là hàng chục năm hoặc dài hơn Khí tượng học Khoa học nghiên cứu các hiện tượng của khí quyển chủ yếu nói về thời tiết Khí hậu học Khoa học nghiên cứu về khí hậu Độ dày của khí quyển Lớp khí quyển Trái đất dày như thế nào Không xác định được đỉnh khí quyển chính xác khí quyển nằm dưới 100 km 60 mi Thời tiết xảy ra trong lớp 11 km 7 mi dưới cùng Lớp khí quyển rất mỏng so với kích thước ngang của Trái đất Sự tiến hoá của khí quyển Ban đầu khí quyển Trái đất chủ yếu chỉ có Hydrogen amp Helium Có 2 giả thuyết giải thích sự phát tán của khí quyển ở thời kỳ sơ khai này 1 Các chất khí thoát vào không trung nhờ thắng lực hấp dẫn do tốc độ chuyền động đủ lớn 2 Sự va chạm giữa Trái đất và các hành tinh lớn khác làm cho lớp khí quyển sơ khai thoát vào không trung Sự tiến hoá của khí quyển Hơi nước ngưng kết và giáng thuỷ rơi xuống tạo thành các đại dương CO2 bị đai dương hấp thu O2 được giải phóng trước hết thông qua các vi khuẩn có nguồn gốc từ đại dương sau đó thông qua thực vật được bảo vệ bởi tầng ozone Thực vật tiếp tục làm suy giảm lượng CO2 N2 từ từ tăng lên qua thời gian dài thông qua quá trình nhả thải khí Thành phần của Khí quyển hiện nay Khí quyển hiện nay có chứa Các chất khí thường xuyên và biến đổi Các giọt nước mây

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN