tailieunhanh - Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh qua “Bài nói chuyện tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội”

Ngày 21-10-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng thống Mali Môđibô Câyta đến thăm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Người đã nói chuyện với các thầy cô giáo, sinh viên và cán bộ, công nhân viên của trường. Bài viết nêu một số kiến giải bước đầu về triết lý giáo dục Hồ Chí Minh từ “Bài nói chuyện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội” của Người. | Kỷ yếu hội thảo khoa học quot CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MỘT TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM quot . pp. 90-99 TRIẾT LÝ GIÁO DỤC HỒ CHÍ MINH QUA BÀI NÓI CHUYỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Nguyễn Bá Cường Khoa Giáo dục Chính trị - Trường Đại học Sự phạm Hà Nội Ngày 21-10-1964 Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng thống Mali Môđibô Câyta đến thăm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Người đã nói chuyện với các thầy cô giáo sinh viên và cán bộ công nhân viên của trường. Bài viết nêu một số kiến giải bước đầu về triết lý giáo dục Hồ Chí Minh từ Bài nói chuyện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội của Người 4 329-332 . 1. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phải là trường mô phạm của cả nước Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm rất lớn đối với sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà. Đặc biệt đối với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người đã có chỉ đạo mang tầm nhìn chiến lược về vai trò đầu ngành của Nhà trường. Quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được bắt đầu từ một sự kiện quan trọng diễn ra vào ngày 10 tháng 10 năm 1945 chỉ hơn một tháng sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 45 thành lập Ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội. Trong đó Chủ tịch Chính phủ xác định tầm nhìn chiến lược Xét rằng việc đào tạo giáo sư văn khoa ban trung học rất nên cần thiết Xét rằng cần phải nâng cao nền văn học Việt Nam cho xứng danh với một nước độc lập và để theo kịp bước các nước tiên tiến trên hoàn cầu đồng thời đặt nhiệm vụ đầu tiên là đào tạo giáo viên Văn khoa Trung học. Giáo sư Đặng Thai Mai được cử làm Giám đốc và sau này trở thành Hiệu trưởng Nhà trường. Một năm sau ngày 08 tháng 10 năm 1946 dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh Sắc lệnh số 194 thành lập ngành học Sư phạm được Chính phủ ban hành nhằm mục đích đào tạo những nam nữ giáo viên cho các bậc học cơ bản trung học phổ thông trung học chuyên khoa thực nghiệm và chuyên nghiệp trong

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN