tailieunhanh - Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng và khuynh hướng sử dụng đất của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực Trung Trường Sơn dưới tác động của tuyến đường Hồ Chí Minh

Bài viết giới thiệu tới người đọc về diễn biến của nguồn tài nguyên rừng và những sự thay đổi trong khuynh hướng sử dụng đất của người dân sống ở khu vực Trung Trường Sơn. Mời các bạn cùng tham khảo! | Tạp chí Khoa học Đại học Huế ISSN 1859-1388 Tập 120 Số 6 2016 Tr. 115-130 NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ KHUYNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở KHU VỰC TRUNG TRƯỜNG SƠN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TUYẾN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH Hồ Đắc Thái Hoàng1 Trần Khương Duy1 Nguyễn Thị Phương Thảo2 1 Viện Tài nguyên và Môi trường Đại học Huế 2 Trường Đại học Nông lâm Đại học Huế Tóm tắt Đường Hồ Chí Minh hay đường Trường Sơn là một trong những con đường quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế cũng như an ninh quốc phòng của Việt Nam. Tái khởi công năm 2000 tuyến đường đã thực sự đóng vai trò rất lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho hành lang kinh tế phía Tây đồng thời cũng gián tiếp tạo ra những sự thay đổi trong định hướng canh tác của người dân đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực này đã có những thay đổi lớn về cách thức sử dụng đất thay thế dần phương thức canh tác du canh truyền thống bằng các phương pháp thâm canh ổn định sản xuất. Nhu cầu thị trường và lợi thế giao thông đã gián tiếp tác động tạo ra sự suy giảm diện tích cũng như chất lượng của tài nguyên rừng. Khuynh hướng sử dụng đất đã có sự thay đổi rõ nét tùy theo từng vùng địa lý khác nhau. Tổng diện tích đất thổ cư và rừng trồng các loại tăng nhanh theo thời gian và kéo theo đó là sự suy giảm tương ứng của diện tích rừng tự nhiên. Từ khóa Đường Hồ Chí Minh sử dụng đất 1 Đặt vấn đề Đường Hồ Chí Minh hay đường Trường Sơn được xây dựng từ năm 1957 Đồng et al. 1999 đây là một trong những tuyến đường huyết mạch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước. Sau chiến tranh thì con đường này ít được sử dụng và xuống cấp rất trầm trọng. Đến năm 2000 chính phủ đã khởi công tái xây dựng lại con đường Hồ Chí Minh chính thức trở thành tuyến đường quốc lộ thứ hai xuyên Việt giảm tải cho tuyến 1A đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt cho nền kinh tế rút ngắn con đường vận chuyển hàng hóa nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của đồng bào các dân tộc thiểu số cải thiện .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN