tailieunhanh - Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 1 - Lê Đình Thái
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 1: Nhập môn Kinh tế vĩ mô cung cấp cho học viên những kiến thức về khái niệm kinh tế học, kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô; sản lượng tiềm năng và định luật OKUN; tổng cung – tổng cầu; mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế dài hạn; . Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng! | BÀI GIẢNG KINH TẾ VĨ MÔ GV. Lê Đình Thái Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái CHƯƠNG I NHẬP MÔN KINH TẾ VĨ MÔ Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái I. Các khái niệm chung 1. Kinh tế học Là một môn khoa học xã hội nhằm nghiên cứu sự lựa chọn của cá nhân và xã hội trong việc sử dụng những nguồn tài nguyên có giới hạn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. 2. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô Kinh tế vi mô là một môn khoa học nghiên cứu từng bộ phận hợp thành của nền kinh tế. Nó chú trọng đến những quyết định cá nhân trên từBàing lo ại th giảng Kinh ị tr tế vĩ mô ườ - GV. Lê ng. Đình Thái Kinh tế vĩ mô là một bộ phận của kinh tế học nghiên cứu nền kinh tế như là một tổng thể thống nhất. Nó chú trọng đến những chỉ tiêu sau đây của một quốc gia Giá trị tổng sản lượng Tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ thất nghiệp Lãi suất Cán cân thương mại Cán cân ngân sách. Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái 3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc Kinh tế học thực chứng đi vào mô tả và giải thích các sự kiện xảy ra trong thực tế. Kinh tế học chuẩn tắc đưa ra các kiến nghị dựa trên những đánh giá chủ quan của các nhà kinh tế học. 4. Đường giới hạn khả năng sản xuất Production Possibility Frontier PPF Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái Đường giới hạn khả năng sản xuất Máy móc Hàng tiêu dùng Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái II. Sản lượng tiềm năng và định luật OKUN 1. Sản lượng tiềm năng Yp a. Khái niệm Là mức sản lượng tối ưu mà nền kinh tế có thể đạt được khi sử dụng hết một cách hợp lý các nguồn lực của nền kinh tế mà không gây áp lực làm lạm phát tăng cao. Ở sản lượng tiềm năng vẫn còn thất nghiệp đó là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Sản lượng tiềm năng có xu hướng tăng theo thời gian vì theo thời gian các nguồn lực có xu hướng gia tăng. Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái b. Cách tính sản lượng tiềm năng Trong thực tế để tính sản lượng tiềm năng người ta tập hợp GDP thực theo thời gian trên đồ thị sau đó dùng phương pháp hồi quy tuyến .
đang nạp các trang xem trước