tailieunhanh - Thực hiện vai trò của chính phủ điều hành tầm vĩ mô về chính sách và pháp luật khi thực hiện Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

Nghiên cứu về “Thực hiện vai trò của Chính phủ điều hành tầm vĩ mô về chính sách và pháp luật khi thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương” sẽ giúp Chính phủ có tầm nhìn toàn diện, nhận thức những thách thức khi tham gia Hiệp định TPP là sức ép về mở cửa thị trường, cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của Việt Nam, vốn còn yếu, khả năng quản lý còn nhiều bất cập . để từ đó giúp Chính phủ có sự chuẩn bị tốt để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng kinh tế. | THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỀU HÀNH TẦM VĨ MÔ VỀ CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT KHI THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG ThS. Lê Thị Thu Bộ Tư pháp . Trần Văn Duy Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt Tháng 11 năm 2011 Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP . Cho đến nay các nước TPP đã tiến hành vào giai đoạn cuối của các phiên đàm phán quan trọng và chuẩn bị kết thúc để trình các Nghị viện Quốc hội phê chuẩn. Việc đàm phán của Việt Nam thể hiện sự nỗ lực thúc đẩy đàm phán của Chính phủ để sớm đạt được mục tiêu hội nhập chủ động sâu rộng và nền kinh tế thế giới. Hiệp định TPP được coi là cơ hội và đồng thời cũng là thách thức đối với Việt Nam. Việt Nam sẽ là nước đạt được nhiều lợi ích nhất từ Hiệp định TPP. Tuy nhiên việc thực thi sẽ là thách thức lớn vì những quy định khắt khe trong một số lĩnh vực như lao động và mua sắm công. TPP sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích như xuất khẩu nhiều hàng hóa chế biến hơn tăng tới 21-35 tiếp cận với hàng nhập khẩu dễ dàng hơn thu hút nhiều đầu tư trực tiếp từ nước ngoài hơn 7-11 nâng cao năng suất nói chung 16-18 và tăng cường liên kết chuỗi. Ngoài ra đây cũng là sức ép buộc Việt Nam phải đẩy mạnh cải cách và nâng cao năng lực cạnh tranh tạo đà tăng trưởng trong tương lai. Do vậy có thể khẳng định rằng cần có một quyết tâm chính trị đủ mạnh của Chính phủ cho quá trình hội nhập kinh tế tự do hóa thương mại. Vậy nên những cam kết tự do hóa thương mại mang tính khu vực trong phạm vi sân chơi toàn cầu là nhu cầu thực tế khách quan trong quá trình hợp tác phát triển cần có những quyết sách quan trọng và tổng thể toàn diện khi gia nhập TPP. 451 1. Dẫn nhập Khu vực thương mại tự do là một dạng liên kết thương mại giữa nhóm quốc gia nhằm xóa bỏ rào cản thuế quan hạn ngạch và các ưu đãi đối với hầu hết nếu không phải tất cả hàng hóa và dịch vụ. Các quốc gia chọn hình thức liên kết kinh tế này nếu cấu trúc nền kinh tế mang tính bổ trợ nhau. Mục tiêu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.