tailieunhanh - Sự an ủi của Triết học: Phần 2

Nối tiếp phần 1, phần 2, cuốn sách Sự an ủi của triết học trình bày cho bạn học nội dung nói về :niềm an ủi cho sự thiếu thốn, niềm an ủi cho trái tim tan vỡ, niềm an ủi cho khó khăn. Mời các bạn cùng tham khảo! | IV NIỀM AN ỦI CHO SỰ THIẾU THỐN 1 Sau hàng thế kỷ bị quên lãng đôi khi bị thù ghét sau khi bị xé nát bị đốt cháy và chỉ còn sót lại đôi chút trên những mái vòm và thư viện của các tu viện minh triết Hy Lạp và La Mã cổ đại đã có sự trở lại đầy vinh quang vào thế kỷ 16. Trong giới trí thức tinh hoa của châu Âu nổi lên sự đồng thuận cho rằng những tư tưởng vĩ đại nhất mà thế giới từng được biết đã xuất phát từ trí tuệ của một số ít thiên tài trong các thành quốc của Hy Lạp và bán đảo Italy trong khoảng thời gian từ khi điện Parthenon được xây dựng cho đến khi Rome sụp đổ - và rằng đối với một người có giáo dục không có nhiệm vụ nào lớn hơn là làm quen với sự giàu có của những tác phẩm ấy. Nhiều ấn bản mới của các tác phẩm của Plato Lucretius Seneca Aristotle Catullus Longinus Cicero và nhiều nhà triết học khác được phát hành. Các tuyển tập kinh điển - Cách ngôn và Châm ngôn của Erasmus Danh ngôn của Stobeus Những bức thư vàng của các sứ đồ của Antonio de Guevara và Sự học tôn kính của Petrus Crinitus được phổ biến rộng rãi trong các thư viện trên khắp châu Âu. Ở vùng Tây Nam nước Pháp trên đỉnh một ngọn đồi được bao phủ bởi cây xanh nằm cách Bordeaux 30 dặm về phía Đông là một lâu đài xinh đẹp với đá vàng và mái ngói đỏ. Đó là nơi ở của một quý tộc trung niên cùng vợ là Françoise con gái Léonor các gia nhân và vật nuôi gà dê chó và ngựa . Ông nội của Michel de Montaigne đã mua lâu đài này năm 1477 nhờ việc kinh doanh cá muối của gia đình. Cha của Montaigne cho xây thêm mấy chái nhà và mở rộng diện tích đất canh tác còn bản thân ông thì bắt đầu trông coi cơ ngơi này từ năm 35 tuổi mặc dù ông không mấy quan tâm đến việc quản lý điền sản và gần như không biết gì về nghề nông Tôi gần như không thể phân biệt nổi bắp cải với xà lách . Ông thích dành thời gian trong căn phòng thư viện hình tròn trên tầng ba của một tòa tháp ở một góc của lâu đài Tôi dành phần lớn số ngày của cuộc đời mình và phần lớn số giờ trong ngày ở đó. Thư viện có ba cửa sổ Montaigne mô tả quang cảnh .