tailieunhanh - Giáo trình Nguyên lý chi tiết máy (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội

(NB) Giáo trình Nguyên lý chi tiết máy cung cấp cho người học những kiến thức như: Bài mở đầu; Cấu tạo cơ cấu; Động học cơ cấu; Phân tích lực trên cơ cấu phẳng; Động lực học máy; Cơ cấu khớp loại thấp; Cơ cấu khớp loại cao; Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình phần 2 dưới đây. | Phần II. Chi tiết máy Chương 1 Mối ghép đinh tán Giới thiệu Để tạo thành một cỗ máy các chi tiết và bộ phận máy phải được liên kết với nhau bằng cách này hoặc cách khác. Có hai loại liên kết liên kết động như các bản lề ổ trục các cặp bánh răng ăn khớp . và liên kết cố định như mối ghép ren mối ghép then mối ghép đinh tán . Trong chế tạo máy những liên kết cố định gọi là mối ghép. Các mối ghép được chia thành hai loại lớn mối ghép tháo được và mối gh m i7 -0ép không tháo được. Đối với mối ghép tháo được ta có thể tách các bộ phận máy rời nhau mà các chi tiết máy không bị hỏng. Đối với mối ghép không tháo được ta không thể tháo rời các bộ phận máy mà không làm hư hỏng một phần hoặc hoàn toàn các chi tiết máy ghép. Mối ghép đinh tán là mối ghép không tháo được phần lớn các gãy hỏng của máy thường xảy ra tại chỗ mối ghép vì vậy việc tính toán độ bền mối ghép là rất cần thiết. Mục tiêu - Trình bày được ưu khuyết điểm cấu tạo phạm vi sử dụng của mối ghép đinh tán. - Phân tích được điều kiện làm việc phương pháp lựa chọn sử dụng hợp lý mối ghép chắc. - Xây dựng được các công thức tính toán kiểm tra hoặc thiết kế mối ghép. - Vận dụng được để tính toán các bài tập. - Có ý thức trách nhiệm chủ động học tập. Nội dung chính Khái niệm chung Cấu tạo mối ghép Cấu tạo mối ghép đinh tán được thể hiện ở hình các tấm ghép 1 và 2 được liên kết trực tiếp với nhau bằng các đinh tán số 3 hoặc liên kết thông qua tâm đêm 4 và đinh tán số 3. Các tấm ghép được đột lỗ hoặc khoan lỗ. - Mối ghép đinh tán thuộc loại mối ghép cố định và không thể tháo rời được. 111 Hình . Mối ghép đinh tán Đinh tán Định nghĩa Đinh tán là chi tiết có hình trụ tròn một đầu có mũ gọi là mũ sẵn đầu kia chưa có mũ sau khi nắp ghép thì đầu còn lại được tán thành mũ gọi là mũ tán. Có hai cách tán mũ - Tán nguội Dùng cho những đinh bằng thép có đường kính dưới 10mm hoặc những đinh làm băng kim loại màu có đường kính bất kỳ. - Tán nóng Nung nóng phần tán đến nhiệt độ 10000C 11000C rồi tán .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN