tailieunhanh - Giáo trình Kỹ thuật gia công cơ khí (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội

(NB) Giáo trình Kỹ thuật gia công cơ khí cung cấp một số kiến thức như: Những khái niệm và định nghĩa cơ bản; Chất lượng bề mặt gia công; Độ chính xác gia công; Chuẩn; Đặc trưng của các phương pháp gia công; Thiết kế quá trình công nghệ gia công chi tiết máy. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình phần 2 dưới đây. | Chương 4 Chuẩn Mục tiêu -Trình bày được các định nghĩa và phân loại chuẩn quá trình gá đặt chi tiết gia công. - Trình bày được nguyên tắc định vị 6 điểm. - Xác định được cách tính sai số khi gá đặt. - Xác định được các nguyên tắc chọn chuẩn. - Chủ động sáng tạo và đảm bảo an toàn trong quá trình học tập. Nội dung . Định nghĩa và phân loại chuẩn. Để máy móc có thể làm việc được ổn định và chính xác cần phải đảm bảo vị trí tương quan giữa các chi tiết các cụm của nó. Khi gia công trên máy phôi cũng cần phải có vị trí chính xác tương đối so với các cơ cấu của máy mà xác định quỹ đạo dịch chuyển của dụng cụ cắt sống trượt bàn xe dao đầu dao phay cữ tỳ cơ cấu chép hình . . Sai lệch về hình dáng hình học kích thước của chi tiết gia công một phần cũng là do sai lệch về vị trí của lưỡi cắt và của phôi so với quỹ đạo chuyển động tạo hình đã cho. Mặt khác đối với bản thân từng chi tiết các điểm đường bề mặt trên chúng cũng phải đảm bảo những điều kiện ràng buộc xác định. Điều kiện ràng buộc này có thể được biểu thị bằng quan hệ kích thước về vị trí tương quan . Vấn đề xác định vị trí tương quan giữa các chi tiết trong máy khi lắp ráp hoặc vị trí phôi trên máy khi gia công được giải quyết bằng cách chọn chuẩn. . Định nghĩa. Chuẩn là tập hợp những đường bề mặt đường hoặc điểm của một chi tiết mà người ta căn cứ vào đó để xác định vị trí của các bề mặt đường hoặc điểm khác của bản thân chi tiết đó hoặc của chi tiết khác. Chú ý Tập hợp của những bề mặt đường hoặc điểm có nghĩa là chuẩn đó có thể là một hay nhiều bề mặt đường hoặc điểm. . Phân loại. Chuẩn thiết kế có thể là chuẩn thực hay chuẩn ảo. 60 Ví dụ hình a cho thấy mặt A là chuẩn thực để xác định các bậc của chi tiết còn hình tâm O của lỗ là chuẩn ảo. Chuẩn công nghệ Là chuẩn được dùng để xác định vị trí của phôi hoặc của chi tiết trong quá trình chế tạo và sữa chữa. Chuẩn công nghệ chia ra Chuẩn gia công chuẩn định vị gia công dùng để xác định vị trí tương quan giữa các bề mặt đường hoặc điểm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN