tailieunhanh - Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Tư pháp quốc tế

Tư pháp quốc tế là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Để đảm bảo cho học phần được thực hiện đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ người học thì việc cải tiến phương pháp dạy học và cung cấp học liệu cho người học được ưu tiên hàng đầu. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả đã biên soạn: Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết các tình huống trong học phần Tư pháp quốc tế với mục đích cung cấp nguồn tư liệu cho người học, điều chỉnh phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. | PHẦN I NHỮNG ĐẶC THÙ VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP HỌC PHẦN TƯ PHÁP QUỐC TẾ I. NHỮNG ĐẶC THÙ CỦA HỌC PHẦN TƯ PHÁP QUỐC TẾ Theo quan điểm đa số hiện nay tư pháp quốc tế là một ngành luật độc lập nằm trong hệ thống pháp luật trong nước của mỗi quốc gia. Thuộc hệ thống pháp luật quốc gia nên Tư pháp quốc tế có mối quan hệ mật thiết với các ngành luật khác. Đồng thời so với các ngành luật khác Tư pháp quốc tế cũng có một số điểm rất đặc thù. Cụ thể Thứ nhất nội dung học phần Tư pháp quốc tế liên quan đến nhiều học phần khác Luật Dân sự Luật Thương mại Luật Hôn nhân và gia đình Luật Lao động Luật Tố tụng dân sự. Tư pháp quốc tế cũng điều chỉnh các quan hệ do các ngành luật đó điều chỉnh nhưng có điểm khác là trong các quan hệ của Tư pháp quốc tế luôn có yếu tố nước ngoài tham gia và trong Tư pháp quốc tế chủ yếu nghiên cứu vấn đề chọn luật chọn luật của Việt Nam hay chọn luật của nước ngoài hữu quan để điều chỉnh quan hệ đó. Vì vậy có quan điểm cho rằng Tư pháp quốc tế là tổng hợp của các ngành luật. Nên để có thể học và nghiên cứu được học phần Tư pháp quốc tế người học phải đã có kiến thức về các học phần nêu trên. Thứ hai trong học phần Tư pháp quốc tế người học lần đầu tiên biết tới những khái niệm những vấn đề mới như Xung đột pháp luật chọn luật dẫn chiếu áp dụng pháp luật nước ngoài. Đây là những vấn đề hết sức đặc thù của Tư pháp quốc tế mà các ngành luật khác không có. Thứ ba Tư pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài nên luôn gắn với chính sách đối ngoại vấn đề đổi mới và hội nhập quốc tế. Chính sách đối ngoại của một nhà nước trước hết là thái độ lập trường mang tính nguyên tắc và những phương hướng của nhà nước trong quan hệ quốc tế. Các chính sách đối ngoại của Nhà nước cũng phụ 1 thuộc vào tình hình trong nước và quốc tế. Vì vậy trong từng giai đoạn khác nhau Nhà nước phải xác định chính sách đối ngoại phù hợp với thực tế. Trước thực tế đó học phần Tư pháp quốc tế phải luôn gắn với chính sách đối ngoại vấn đề đổi mới

TỪ KHÓA LIÊN QUAN