tailieunhanh - Nghiên cứu ngôn ngữ và dạy học ngoại ngữ: Đường hướng siêu ngành

Bài viết này trình bày về đường hướng tiếp cận siêu ngành như một chuẩn thức mới trong nghiên cứu về ngôn ngữ và dạy học ngoại ngữ. Mục đích của bài viết là tạo diễn đàn thảo luận về những định hướng nghiên cứu về ngôn ngữ và giảng dạy ngoại ngữ theo chuẩn thức mới của thế kỷ 21. | NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ VÀ DẠY-HỌC NGOẠI NGỮ ĐƯỜNG HƯỚNG SIÊU NGÀNH Lê Văn Canh1 Cầm Tú Tài2 Tóm tắt Trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 lý thuyết hệ thống phức hợp biến động complex dynamic systems theory đã và đang thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khoa học kể cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và nhân văn. Khái niệm tư duy phức hợp complexity thinking hay khoa học phức hợp complexity science hay khoa học của sự phức hợp science of complexity được thừa nhận rộng rãi và tạo ra một chuẩn thức paradigm mới trong nghiên cứu với một đường hướng nghiên cứu mới gọi là đường hướng siêu ngành. Nghiên cứu ngôn ngữ và giảng dạy ngoại ngữ theo đường hướng siêu ngành là cách tiếp cận vận dụng tri thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực và nhiều ngành khoa học để liên kết các quá trình thiết lập các mối quan hệ qua lại trong tổng thể nhiều mối quan hệ khác nhau để phát triển tri thức chung về sự phức hợp của thế giới thực tại. Bài viết này trình bày về đường hướng tiếp cận siêu ngành như một chuẩn thức mới trong nghiên cứu về ngôn ngữ và dạy học ngoại ngữ. n Mục đích của bài viết là tạo diễn đàn thảo luận về những định hướng nghiên cứu về ngôn ngữ và giảng dạy ngoại ngữ theo chuẩn thức mới của thế kỷ 21. Từ khóa Lý thuyết hệ thống phức hợp biến động nghiên cứu đường hướng siêu ngành ngôn ngữ giảng dạy ngoại ngữ 1. Đặt vấn đề Trong những năm đầu của thế kỷ XXI lý thuyết hệ thống phức hợp biến động complex dynamic systems theory được vận dụng trong nhiều nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau như khoa học tự nhiên khoa học xã hội và nhân văn. Sự thừa nhận tính phức hợp của hiện thực đã thúc đẩy các nhà khoa học chấp nhận chuẩn thức paradigm mới Kuhn 1962 dẫn đến sự ra đời của đường hướng nghiên cứu siêu ngành transdisciplinary research . Khác với quan niệm của Chomsky ngôn ngữ được thừa nhận là một hiện tượng xã hội gắn kết với xã hội loài người nên cần được nghiên cứu trong mối quan hệ phức hợp của các yếu tố xã hội tác động đến cách .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.