tailieunhanh - Một số vấn đề cơ bản của hiến pháp các nước trên thế giới: Phần 2

Nội dung của cuốn sách này không đề cập toàn bộ các vấn đề của hiến pháp và môn hiến pháp học, không đi theo bố cục thông thường của các bản hiến pháp mà đề cập những vấn đề đang được Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng như các cơ quan, tổ chức và các chuyên gia nghiên cứu, sửa đổi hiến pháp quan tâm. Để nắm thêm chi tiết mời các bạn cùng tham khảo tiếp nội dung phần 2 cuốn sách. | CHƯƠNG VI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Cách thức quy định về chính quyền địa phương trong hiến pháp Khi quy định về các cơ quan nhà nước trung ương hiến pháp của các nước lãnh thổ đều quy định cụ thể chi tiết gồm những phần tương đối giống nhau nhưng đối với tổ chức chính quyền địa phương hiến pháp của các nước lãnh thổ quy định lại rất khác nhau. Khái quát chung có ba loại sau Loại thứ nhất Hiến pháp không quy định hoặc quy định rất ít về chính quyền địa phương Đó là hiến pháp của một số nhà nước liên bang như Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức năm 1949 Hiến pháp Ấn Độ năm 1950 . Ví dụ Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 với 27 lần sửa đổi bổ sung không có quy định nào về tổ chức chính quyền địa phương. Điều sửa đổi bổ sung thứ X năm 1789 có hiệu lực năm 1791 quy định Những thẩm quyền không được Hiến pháp trao cho Liên bang và không cấm các bang thực hiện thì thuộc về các bang tương ứng hoặc thuộc về 303 nhân dân 1. Theo đó Hiến pháp của Liên bang không quy định về tổ chức chính quyền địa phương mà thẩm quyền này thuộc các bang. Tuy nhiên Hiến pháp của hơn 40 bang của Hoa Kỳ quy định Quốc hội của bang không có quyền thông qua luật điều chỉnh một cách chi tiết vấn đề quản lý của địa phương. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương ở các bang do các địa phương quy định nên tổ chức chính quyền địa phương của các bang rất đa dạng đặc biệt đối với đô thị không theo một khuôn mẫu nào2. Cũng có những bản hiến pháp liên bang quy định về tổ chức chính quyền địa phương nhưng chỉ trong một số khoản hoặc một điều của hiến pháp. Ví dụ khoản 1 và khoản 2 Điều 28 Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức năm 1949 quy định về việc thành lập ở cấp bang huyện và xã cơ quan đại diện do dân trực tiếp bầu bảo đảm quyền tự quản của chính quyền địa phương nhất là về phương diện tài chính và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật Điều 40 Hiến pháp của Ấn Độ năm 1950 quy định chính quyền địa phương cần có các thẩm quyền cần thiết để có thể .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN