tailieunhanh - Kinh nghiệm một số quốc gia về phát triển tài chính vi mô nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện, hiệu quả và bền vững

Để phát triển TCVM theo mục tiêu nêu trên, Việt Nam rất cần học hỏi kinh nghiệm của các nước khác, kể cả kinh nghiệm thành công và thất bại. Bài báo tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của các nước châu Âu, châu Á, đặc biệt là kinh nghiệm của Bangladesh, Campuchia, Philipines từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam. | KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VI MÔ NHẰM THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG PGS. TS. Vũ Duy Vĩnh - TS. Đỗ Đình Thu Học viện Tài chính Tóm tắt Để phát triển tài chính theo hướng toàn diện hiệu quả và bền vững cần phát triển đồng bộ tất cả các bộ phận trong đó có tài chính vi mô TCVM . Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao. TCVM chủ yếu nhắm vào đối tượng người nghèo thu nhập thấp người yếu thế để họ không bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển đất nước. Trong những năm qua TCVM ở Việt Nam đã bước phát triển nhanh thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên TCVM ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Để phát triển TCVM theo mục tiêu nêu trên Việt Nam rất cần học hỏi kinh nghiệm của các nước khác kể cả kinh nghiệm thành công và thất bại. Bài báo tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của các nước châu Âu châu Á đặc biệt là kinh nghiệm của Bangladesh Campuchia Philipines từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam. Từ khóa Tài chính vi mô Việt Nam kinh nghiệm 1. Một số vấn đề về tài chính toàn diện và tài chính vi mô . Tài chính toàn diện . Khái niệm Tài chính toàn diện hay còn gọi là tài chính bao trùm financial inclusion là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính một cách thuận tiện phù hợp nhu cầu với chi phí hợp lý do các tổ chức tài chính cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo người thu nhập thấp người yếu thế doanh nghiệp nhỏ và vừa doanh nghiệp siêu nhỏ. Trong vòng một thập kỷ trở lại đây tài chính toàn diện có tầm quan trọng ngày càng lớn. Hiện nay tài chính toàn diện là một trong những trụ cột chính trong định hướng phát triển. Liên Hợp Quốc nhấn mạnh tài chính toàn diện là một giải pháp quan trọng để đạt 7 trong 17 Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. . Nội dung của tài chính toàn diện Tài chính toàn diện gồm có 5 nội dung cơ bản - Dịch vụ tài chính - Cơ sở hạ tầng tài chính - Bảo vệ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.