tailieunhanh - Tăng cường quản lý và kiểm soát nợ công ở Việt Nam

Bằng phương pháp phân tích thống kê mô tả, nghiên cứu này đánh giá thực trạng nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về quản lý nợ công ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý và kiểm soát nợ công để vừa đảm bảo nhu cầu vốn cho quá trình phát triển kinh tế, đồng thời vừa đảm bảo ổn định kinh tế xã hội của đất nước. | TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM TS Đoàn Ngọc Phúc TÓM TẮT Nghiên cứu này sử dụng số liệu thứ cấp về tình hình nợ công của Việt Nam trong giai đoạn 2010 2020 được thu thập từ các Báo cáo của Chính phủ Bộ Tài chính và Bộ kế hoạch và Đầu tư. Bằng phương pháp phân tích thống kê mô tả nghiên cứu này đánh giá thực trạng nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về quản lý nợ công ở Việt Nam trong thời gian qua từ đó kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý và kiểm soát nợ công để vừa đảm bảo nhu cầu vốn cho quá trình phát triển kinh tế đồng thời vừa đảm bảo ổn định kinh tế xã hội của đất nước. Từ khóa Nợ công quản lý kiểm soát Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế xã hội khi nguồn lực ngân sách nhà nước hạn chế đòi hỏi Chính phủ phải huy động các nguồn vốn từ các chủ thể trong và ngoài nước để trang trải các nhu cầu chi tiêu dưới hình thức vay nợ. Có thể nói nợ công là một công cụ quan trọng để tài trợ nhu cầu vốn cho nền kinh tế đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất tạo động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Tuy nhiên nợ công cao vượt quá giới hạn an toàn sẽ làm giảm tích lũy vốn tư nhân giảm tiết kiệm quốc gia tạo áp lực lên lạm phát hoặc làm méo mó các hoạt động kinh tế ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và gây ra tổn thất phúc lợi xã hội. Thật vậy trong những năm gần đây một số quốc gia đã đối mặt với khủng hoảng nợ công đã để lại nhiều hệ lụy xấu về kinh tế xã hội như thất nghiệp bất ổn và bất bình đẳng xã hội. Đối với Việt Nam mặc dù nợ công vẫn còn nằm trong giới hạn an toàn song việc quản lý nợ công nhằm đảm bảo nhu cầu tài chính cho phát triển kinh tế xã hội không để xảy ra khủng hoảng nợ công ảnh hưởng đến đời sống xã hội và uy tín quốc gia là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn. 2. Cơ sở lý thuyết về quản lý nợ công Nợ công ở Việt Nam bao gồm nợ Chính phủ nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của Chính quyền địa phương Luật

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.