tailieunhanh - Áp dụng công nghệ trong thị trường nông sản: Trường hợp chấp nhận sử dụng mã QR trong thanh toán sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam – đề xuất nghiên cứu

Mã QR được ra đời và xuất hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1994 bởi công ty con của Toyota là Denso Wave để giúp theo dõi các bộ phận ô tô trong suốt quá trình sản xuất. Mục tiêu của nghiên cứu này là áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) để xác định sự chấp nhận của người tiêu dùng trong việc sử dụng mã QR để mua sắm nông sản tại Việt Nam | Hội thảo Khoa học quốc gia Hệ thống Tài chính Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ DCFB 2020 ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN TRƯỜNG HỢP CHẤP NHẬN SỬ DỤNG MÃ QR TRONG THANH TOÁN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU Vương Bảo Bảo Chu Mỹ Giang Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Mã QR được ra đời và xuất hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1994 bởi công ty con của Toyota là Denso Wave để giúp theo dõi các bộ phận ô tô trong suốt quá trình sản xuất. Mục tiêu của nghiên cứu này là áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ TAM để xác định sự chấp nhận của người tiêu dùng trong việc sử dụng mã QR để mua sắm nông sản tại Việt Nam. Nghiên cứu đề xuất sử dụng kết quả từ một khảo sát 500 người được hỏi được phân tích bằng mô hình mạng SEM Structural Equation Modeling . Các tác giả kỳ vọng rằng kết quả sẽ cho thấy mô hình TAM có sự phù hợp với bộ dữ liệu và việc sử dụng mã QR có ảnh hưởng đáng kể đến việc mua sắm nông sản của người tiêu dùng Việt Nam. Từ đó ý nghĩa và khả năng áp dụng của nghiên cứu này trong thực tiễn cũng sẽ được rút ra. Từ khóa Thanh toán di dộng mã QR thị trường nông sản mô hình chấp nhận công nghệ TAM 1. Tính cấp thiết của đề tài Sản phẩm nông nghiệp hay nông sản là một loại hàng hóa đặc thù mà không thể trải nghiệm qua sản phẩm một cách đầy đủ cho đến khi nó được tiêu dùng do đó trong trường hợp chưa có kinh nghiệm mua sắm loại hàng hóa này quyết định mua là thách thức đối với nhiều người tiêu dùng. Công nghệ có thể thay đổi cách người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng và ngành hàng nông sản này cũng không nằm ngoài quy luật đó. Với việc áp dụng công nghệ mua nông sản đã trở thành một phần của kỷ nguyên thông tin. Người tiêu dùng hoàn toàn có khả năng biết được thông tin về loại nông sản mình dự định mua từ nguồn gốc xuất xứ thể loại nông sản thuần hữu cơ hay có sự hỗ trợ của các loại phân bón cho đến hàm lượng dinh dưỡng chỉ với một chiếc điện .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN