tailieunhanh - Giáo trình Điều dưỡng cơ bản 2 – Trung cấp

Giáo trình Điều dưỡng cơ bản 2 – Trung cấp cung cấp cho người học những kiến thức như: Kỹ thuật truyền dịch, truyền máu, tiêm truyền dung dịch tĩnh mạch; Kỹ thuật truyền máu; Cách lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm; Các tư thế nghỉ ngơi trị liệu thông thường; Chuẩn bị dụng cụ cho thầy thuốc khám bệnh; Cho người bệnh thở oxy; Hút thông đường hô hấp. | ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN 2 TRUNG CẤP MỤC LỤC Bài 1 Kỹ thuật truyền dịch truyền máu tiêm truyền dung dịch tĩnh mạch 2 Bài 2 Kỹ thuật truyền máu . 6 Bài 3 Cách lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm . 12 Bài 4 Các tư thế nghỉ ngơi trị liệu thông thường . 19 Bài 5 Chuẩn bị dụng cụ cho thầy thuốc khám bệnh . 24 Bài 6 Cho người bệnh thở oxy . 27 Bài 7 Hút thông đường hô hấp . 32 Bài 8 Thông tiểu dẫn lưu nước tiểu rửa bàng quang . 34 Bài 9 Hút dịch dạ dày tá tràng . 40 Bài 10 Rửa dạ dày . 46 Bài 11 Thụt tháo thụt giữ . 50 Bài 12 Chườm nóng chườm lạnh . 56 Bài 13 Dự phòng loét ép . 62 Bài 14 Chăm sóc người bệnh hấp hối tử vong . 67 Bài 15 Phụ giúp thầy thuốc chọc dò màng tim màng phổi màng bụng tủy sống . 72 Bài 16 Kỹ thuật đưa chất dinh dưỡng vào cơ thể . 82 Bài 17 Phương pháp đo lượng dung dịch vào - ra . 88 Bài 18 Cấp cứu nạn nhân ngừng hô hấp ngừng tuần hoàn 91 Bài 19 Sơ cứu chảy máu 99 Bài 20 Sơ cứu gãy xương 108 1 Bài 1 KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH MỤC TIÊU 1. Trình bày được nguyên tắc chỉ định và chống chỉ định của tiêm truyền dung dịch vào tĩnh mạch. 2. Kể được tên các loại dung dịch thường dùng. 3. Trình bày được các tai biến có thể xảy ra trong quá trình truyền dịch và cách xử trí. 4. Thực hiện được quy trình kỹ thuật truyền dịch bằng đường tĩnh mạch cho người bệnh. NỘI DUNG 1. Định nghĩa Tiêm truyền dung dịch tĩnh mạch là đưa vào cơ thể người bệnh một khối lượng dung dịch và thuốc bằng đường tĩnh mạch. 2. Nguyên tắc truyền dịch vào đường tĩnh mạch - Dịch truyền và các dụng cụ phải tuyệt đối vô khuẩn. - Khi tiến hành kỹ thuật phải đúng quy cách và đảm bảo vô khuẩn. - Nơi tiếp xúc giữa kim và da phải giữ vô khuẩn. - Tuyệt đối không được để không khí lọt vào tĩnh mạch. - Đảm bảo áp lực của dịch truyền cao hơn áp lực của máu người bệnh. - Tốc độ chảy của dịch phải theo đúng y lệnh. - Theo dõi chặt chẽ tình trạng người bệnh trước trong và sau khi truyền. - Phát hiện sớm các dấu hiệu của phản ứng và xử trí kịp thời. - Không để lưu kim quá 24h trong cùng một vị trí. 3. Chỉ định Tiêm truyền .