tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Tính thiện trong tư tưởng của Mạnh Tử với việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay

Mục tiếu nghiên cứu của đề tài là cơ sở nghiên cứu tính thiện trong tư tưởng của Mạnh Tử, luận văn khẳng định giá trị của quan niệm tính thiện từ đó vận dụng vào việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VÕ HOÀNG DIỄM THU TÍNH THIỆN TRONG TƯ TƯỞNG CỦA MẠNH TỬ VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành Triết học Mã số 60 22 80 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng - Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học TS. LÊ THỊ TUYẾT BA Phản biện 1 TS. NGÔ VĂN HÀ Phản biện 2 . LÊ VĂN ĐÍNH Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 6 tháng 9 năm 2013 Có thể tìm luận văn tại - Trung tâm Thông tin - Học liệu Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế Đại hoc Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời Xuân Thu - Chiến Quốc là thời kỳ quá độ từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến ở Trung Quốc cổ đại. Lúc này xã hội Trung Quốc đang chuyển mình dữ dội kinh tế phát triển tầng lớp quốc dân xuất hiện đặc biệt là sự ra đời của các thành thị tự do phồn vinh và những thành quả trên lĩnh vực khoa học tự nhiên là nguồn động lực quan trọng cho sự phát triển của tư tưởng thời kỳ này. Thời kỳ này tình trạng lễ nghĩa cương thường bị đảo lộn đạo đức xã hội suy đồi khát vọng quyền lực của các tập đoàn thống trị được đẩy lên đến đỉnh điểm đã đặt ra một câu hỏi lớn về đạo lý nhân luân buộc các trường phái triết học các nhà tư tưởng phải giải quyết đó là làm thế nào để tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ . Chính trong điều kiện lịch sử đặc biệt đó đã nảy sinh nhiều quan điểm học thuyết khác nhau về bản tính con người và các phương pháp giáo dục đạo đức con người nhằm cải biến xã hội như quan điểm nhân trị chính danh định phận của Khổng Tử quan điểm khiêm ái thượng hiền thượng đồng của Mặc Tử quan điểm tính ác lễ trị và pháp trị của Tuân Tử quan điểm vô vi của Lão Trang quan điểm pháp trị của Hàn Phi và đặc biệt là quan điểm tính thiện trong con người của Mạnh Tử. Mạnh Tử được xem là bậc Á thánh của hệ tư tưởng này có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với xã hội .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN