tailieunhanh - Điều trị co gấp gối do sẹo bỏng không phẫu thuật

Co gấp gối sau bỏng là di chứng thường gặp, nhất là ở trẻ em. Nguyên nhân thường do không chú ý đúng mức đến việc cố định và tập vận động sau liền vết bỏng. Bài viết trình bày một trường hợp di chứng sẹo bỏng gây co gấp gối đã được chỉnh hình bằng phương pháp giãn sẹo từ từ với cọc ép ren ngược chiều. | ĐIỀU TRỊ CO GẤP GỐI DO SẸO BỎNG KHÔNG PHẪU THUẬT 1. Đặt vấn đề Co gấp gối sau bỏng là di chứng thường gặp nhất là ở trẻ em. Nguyên nhân thường do không chú ý đúng mức đến việc cố định và tập vận động sau liền vết bỏng. Di chứng trên ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động của khớp gối và lâu dài ảnh hưởng tới sự phát triển của xương khớp và các biến dạng phức tạp khác. Các phương pháp điều trị thông thường là cắt sẹo bỏng ghép da dầy hoặc chuyển vạt da. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng thực hiện được nhất là sẹo bỏng diện rộng. Báo cáo trình bày một trường hợp di chứng sẹo bỏng gây co gấp gối đã được chỉnh hình bằng phương pháp giãn sẹo từ từ với cọc ép ren ngược chiều. 2. Tư liệu lâm sàng Bệnh nhân K Tiêm 12 tuổi. 1 2018 bị bỏng lửa vùng gối đùi và cẳng chân trái. Đã được điều trị tại BV Lâm Đồng 2 tuần được thay băng săn sóc vết thương. Sau khi ra viện bệnh nhân tự điều trị tại nhà và không có biện pháp cố định gì. 4 2018 đến khám trong tình trạng sẹo bỏng gây co gấp gối ảnh minh hoạ . Bệnh nhân không tự duỗi được. Đã được xuyên hai đinh Steimann 1 qua 1 3 giữa xương đùi và 1 qua 1 3 giữa xương chầy và nắn chỉnh từ từ bằng cọc ép ren ngược chiều. sau 2 tuần chỉnh đạt yêu cầu. Khớp gối có thể duỗi thẳng sẹo vùng gối khoeo không bị hoại tử da. Sau 3 tuần được rút đinh và thay thế bằng nẹp chỉnh hình. Ảnh chụp bệnh nhân trước chỉnh hình. Sẹo bỏng gây co gấp gối. Ảnh chụp bệnh nhân trong quá trình chỉnh hình Ảnh chụp bệnh nhân sau 2 tuần Ảnh chụp bệnh nhân trước khi rút đinh và thay bằng dụng cụ chỉnh hình. 3. Nhận xét và bàn luận - Nguyên nhân và cơ chế tổn thương Di chứng co gấp biến dạng chi sau bỏng thường gặp. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa chú ý đúng mức tới việc cố định chi trong quá trình điều trị bỏng. Hiện nay các cơ sở y tế cũng chưa có phương tiện cố định phù hợp ngoài bột hoặc một số nẹp tạm thời bằng vải. Hơn nữa bỏng ở trẻ em thường khó có sự hợp tác trong điều trị. Do không có phương tiện cố định phù hợp nên thường dẫn đến co gấp chi như gấp gối cổ .