tailieunhanh - Một số giải pháp công nghệ tối ưu hóa hoạt động bán lẻ ở Việt Nam trong thời gian tới

Để có thể cạnh tranh tốt trên thị trường bán lẻ thì ứng dụng công nghệ hiện đại được xem như là một trong những giải pháp cốt lõi giúp doanh nghiệp bán lẻ phát triển bền vững trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Giải pháp ứng dụng công nghệ trong các khâu quản lý để giảm chi phí, tăng độ thuận tiện và độ trải nghiệm cho người mua sẽ làm tăng sự thỏa mãn của khách hàng, và từ đó làm tăng độ trung thành của họ với doanh nghiệp. | MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ TỐI ƯU HOÁ HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI TS. Hoàng Hương Giang1 TS. Vũ Thị Minh Ngọc2 Tóm tắt Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng bán lẻ cao nhất ở khu vực châu Á với khoảng trên 11 năm trong giai đoạn 2016 2019 VN Report 2019a . Thị trường bán lẻ trong nước hiện đang có sự chuyển mình mạnh mẽ từ mô hình truyền thống sang mô hình bán lẻ hiện đại. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước với các mô hình bán lẻ đa dạng đã đem lại những trải nghiệm mới cũng như gia tăng cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng. Cũng chính vì vậy áp lực cạnh tranh ở thị trường bán lẻ nước ta trở nên rất khốc liệt nhiều doanh nghiệp nội và ngoại đã bị thâu tóm rời khỏi thị trường Việt Nam. Để có thể cạnh tranh tốt trên thị trường bán lẻ thì ứng dụng công nghệ hiện đại được xem như là một trong những giải pháp cốt lõi giúp doanh nghiệp bán lẻ phát triển bền vững trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Giải pháp ứng dụng công nghệ trong các khâu quản lý để giảm chi phí tăng độ thuận tiện và độ trải nghiệm cho người mua sẽ làm tăng sự thoả mãn của khách hàng và từ đó làm tăng độ trung thành của họ với doanh nghiệp. Từ khoá bán lẻ công nghệ thương mại điện tử người tiêu dùng. 1. GIỚI THIỆU CHUNG Theo số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài tính đến hết tháng 12 năm 2020 vốn nước ngoài đầu tư đăng ký vào lĩnh vực bán lẻ nước ta đạt 1 5 tỷ USD chiếm khoảng 13 tổng vốn đăng ký của cả nước. Lĩnh vực này vẫn đang rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài do tăng trưởng bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng trong nước giao năm 2019 đạt trên 12 và nằm trong thị trường bán lẻ có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực châu Á. Các đô thị cấp 1 và cấp 2 thậm chí còn đạt tốc độ tăng trưởng 15 cao hơn so với các đô thị trung tâm như Hà Nội thành phố Hồ Chí Minh với mức tăng 12 năm 2019 . Đặc biệt với tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử B2C dự báo trong giai đoạn 2015 2025 khoảng 29 Việt Nam sẽ ở vị trí thứ ba trong ASEAN về doanh thu đạt .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN