tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về giảm nghèo. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo tại tỉnh Kon Tum. Từ đó, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế đó. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo tại tỉnh Kon Tum. | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ DƢƠNG THỊ LAM GIANG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM Chuyên ngành Quản lý kinh tế Mã số 8 34 04 10 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2020 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NINH THỊ THU THỦY Phản biện 1 PGS. TS. ĐÀO HỮU HÒA Phản biện 2 . TRẦN QUANG HUY Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng vào ngày 01 tháng 03 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại - Trung tâm Thông tin - Học liệu Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp uỷ chính quyền Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng với sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh thu nhập bình quân đầu người được cải thiện các công trình kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ mức độ tiếp cận của hộ nghèo với các dịch vụ xã hội được nâng lên đời sống vật chất và tinh thần của hộ nghèo chuyển biến rõ nét. Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh vẫn còn cao so với mức bình quân chung của khu vực Tây Nguyên và cả nước kết quả giảm nghèo chưa bền vững nguy cơ tái nghèo cao. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nhưng chưa có việc làm còn cao. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo hộ cận nghèo còn có mặt bất cập. Đầu tư kết cấu hạ tầng chưa thật hiệu quả. Năng lực hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Vì vậy mục tiêu giảm nghèo bền vững đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho tỉnh Kon Tum trong tiến trình hội nhập và phát triển. Để làm rõ các vấn đề trên tổ chức thực hiện hiệu quả CTMTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh tác giả đã chọn đề tài Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN