tailieunhanh - Cơ chế quản lý xuất khẩu gạo qua địa bàn tỉnh Cao Bằng: Thành tựu và những vấn đề đặt ra

Quản lý xuất khẩu nói chung, quản lý xuất khẩu gạo qua địa bàn một tỉnh biên giới phía Đông Bắc Việt Nam giáp với Tây Nam Trung Quốc nói riêng là một nhiệm vụ cấp thiết, đòi hỏi vừa đảm bảo phát triển kinh tế biên mậu, vừa đảm bảo an ninh quốc phòng và hài hòa chính trị là một yêu cầu đầy khó khăn và thử thách đối với tỉnh Cao Bằng. Bài viết tập trung trình bày nội dung cơ chế quản lý xuất khẩu gạo, chỉ ra những thành tựu và những vấn đề còn đặt ra trong quản lý xuất khẩu gạo qua địa bàn tỉnh Cao Bằng. | CƠ CHẾ QUẢN LÝ XUẤT KHẨU GẠO QUA ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG THÀNH TỰU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 经高平省大米出口管理机制 成就与问题 Ths. Phạm Thị Dự Trường Đại học Thương mại 商业大学硕士 范氏玉 Tóm tắt Quản lý xuất khẩu nói chung quản lý xuất khẩu gạo qua địa bàn một tỉnh biên giới phía Đông Bắc Việt Nam giáp với Tây Nam Trung Quốc nói riêng là một nhiệm vụ cấp thiết đòi hỏi vừa đảm bảo phát triển kinh tế biên mậu vừa đảm bảo an ninh quốc phòng và hài hòa chính trị là một yêu cầu đầy khó khăn và thử thách đối với tỉnh Cao Bằng. Tình trạng hàng nông sản Việt Nam trong đó có mặt hàng gạo bị ùn tắc tại các cửa khẩu bị thương lái Trung Quốc ngừng thu mua hay ép giá bán thấp thời gian qua gây ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích của các doanh nghiệp thương nhân Việt. Do đó đòi hỏi cần có sự nhìn nhận và đánh giá về cơ chế quản lý xuất khẩu gạo để từ đó có thể góp phần hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam trong đó có địa bàn tỉnh Cao Bằng. Trên cơ sở đó bài viết tập trung trình bày nội dung cơ chế quản lý xuất khẩu gạo chỉ ra những thành tựu và những vấn đề còn đặt ra trong quản lý xuất khẩu gạo qua địa bàn tỉnh Cao Bằng. Từ khóa Xuất khẩu gạo Cao Bằng thành tựu 摘要 出口管理机制 特别是大米经越南东北与中国西接壤的一个省销向中国市场的 管理工作是一个迫切要求 其需要保证边贸经济发展的同时 也需要保证国防安宁与 政治和谐 对于高平省 这就是一个十分困难的挑战 最近越南农产其中包括大米在 内在越中许多口岸出现堵塞状况 被中国商家暂停收购或将价格降低等问题对越南的 商家企业的利益损害不知多少 因此 需要对大米出口管理机制的看法与评估 从而 促进越南包括高平省在内大米出口 在此基础上 本文集中展示大米出口管理机制内 容 指出当前大米经高平省出口活动所得到的成就与存在的问题 关键词 出口 大米 高平 成就 Đặt vấn đề Cao Bằng là tỉnh có đường biên giới dài nhất trong 6 tỉnh biên giới phía Bắc với 333 km giáp với tỉnh Quảng Tây Trung Quốc - là nơi đông dân giao thông thuận lợi. Mặc dù không có được lợi thế thuận lợi về giao thông như Lạng Sơn hay Quảng Ninh nhưng các cửa khẩu quốc tế tại Cao Bằng là Trà Lĩnh và Tà Lùng lại là địa chỉ được nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu tìm đến và lượng hàng qua các cửa khẩu này đã tăng đều theo các năm. Kinh 758 tế cửa khẩu đã được Cao Bằng đưa vào chiến lược phát triển trọng tâm của tỉnh với mức đầu tư khá lớn. Bên cạnh việc khai thác lợi thế .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN