tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cơ chế chính sách xuất khẩu gạo và phúc lợi nông dân trồng lúa Đồng bằng sông Cửu Long

Luận văn nghiên cứu theo cách tiếp cận định tính dựa vào khung phân tích của WB3 “về phân tích và đánh giá tác động của chính sách lên xã hội và nghèo”, và các công cụ phân tích chính sách nông nghiệp của FAO4 , đang được các tổ chức WB và FAO phổ biến áp dụng trên thế giới. Mời các bạn tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - NGUYỄN CÔNG TÂM CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU GẠO VÀ PHÚC LỢI NÔNG DÂN TRỒNG LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT - NGUYỄN CÔNG TÂM CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU GẠO VÀ PHÚC LỢI NÔNG DÂN TRỒNG LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành Chính Sách Công Mã số 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC DAVID DAPICE TP. Hồ Chí Minh - Năm 2010 Tóm Tắt Sự chậm trễ đổi mới cơ chế chính sách xuất khẩu gạo đang nhận nhiều phàn nàn từ dư luận xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng cơ chế chính sách xuất khẩu gạo đang đối xử không công bằng với nông dân trồng lúa ĐBSCL không giúp họ tăng thêm phúc lợi mà lẽ ra họ đáng được hưởng. Dựa vào khung phân tích của WB về phân tích tác động của chính sách lên xã hội và nghèo và các công cụ phân tích chính sách khác của FAO luận văn đã tiến hành nghiên cứu thể chế cơ chế chính sách xuất khẩu gạo của Việt Nam cấu trúc thị trường và hoạt động xuất khẩu gạo ở ĐBSCL phân tích đánh giá các tác động lên phúc lợi nông dân trồng lúa. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phàn nàn trên là có cơ sở - Một là Chính sách xuất khẩu gạo là chính sách hạn ngạch xuất khẩu có tác động làm chuyển một phần phúc lợi của nông dân trồng lúa sang doanh nghiệp xuất khẩu và gây nên một khoản mất mát quốc gia mà thực chất cũng là phúc lợi của nông dân trồng lúa. Trường hợp các doanh nghiệp đàm phán kém hoặc cạnh tranh bán phá giá phúc lợi của nông dân trồng lúa còn bị chuyển vào tay thương nhân nước ngoài và khoản mất mát quốc gia còn lớn hơn. - Hai là Cơ chế điều hành xuất khẩu gạo có xu hướng tự nhiên đặt người nông dân trồng lúa vào tư thế bất lợi thiệt thòi. Nông dân trồng lúa khó có cơ hội để tăng thêm phúc lợi nhờ giá lên hoặc được mùa. Để cải thiện kiến nghị - Một là áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan tariff quota vừa khuyến khích cạnh tranh nhờ tính minh bạch và công

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN