tailieunhanh - Kỹ thuật chăn nuôi nhím sinh sản

Kỹ thuật chăn nuôi nhím sinh sản cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Giống và sinh sản của nhím; Thức ăn và kỹ thuật nuôi dưỡng nhím; Chuồng trại nuôi nhím; Bảo vệ sức khỏe cho nhím. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM DỰ ÁN KHOA HỌC KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NHÍM SINH SẢN NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2012 KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NHÍM SINH SẢN I. MỞ ĐẦU 1. Lợi ích của chăn nuôi nhím - Nhím rất dễ nuôi. Nhím là giống ăn tạp hơn cả trâu bò dê cừu. Thức ăn của nhím vừa dễ kiếm vừa rẻ tiền. Tất cả những thứ cỏ lá củ quả dù đắng chát đến đâu kể cả rễ cây nhím cũng có thể ăn được - Nhím có sức tăng trọng nhanh trong năm đầu bình quân mỗi tháng nhím tăng trọng 1 kg trong điều kiện được chăm sóc tốt - Giá nhím giống cũng như nhím thịt luôn ở mức cao mang lại lợi ích cho người nuôi. - Các bộ phận cơ thể nhím đều có thể dùng làm thuốc. Một gia đình nhím 3 KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NHÍM SINH SẢN 2. Giá trị kinh tế của nhím - Thịt nhím hơi giống thịt lợn rừng nhiều nạc ít mỡ là món ăn đặc sản vừa thơm ngon vừa có giá trị dinh dưỡng cao giá thịt nhím thường ở mức cao. - Các bộ phận cơ thể nhím đều có thể dùng làm thuốc. Bao tử nhím là loại dược liệu quý dùng để ngâm rượu thuốc chữa bệnh đau dạ dầy kích thích ăn uống tiêu hóa tốt. Lông nhím dùng làm đồ trang sức chữa viêm tai giữa. Mật nhím dùng chữa đau mắt đau lưng và xoa bóp chấn thương. Thịt ruột già gan và cả phân nhím dùng chữa bệnh phong nhiệt. 3. Một số tập tính của loài nhím Môi trường sống - Nhím là loài thú hoang dã sống trong rừng. Nhím thường sống đông đảo trong những khu rừng có nhiều cây củ quả vì đây là thức ăn ưa thích của nhím. Ngoài ra nhím cũng sống nhiều quanh những khu vực có nương rẫy cạnh bìa rừng. - Nhím có thói quen ngủ ngày ban đêm mới rời hang đi kiếm ăn. Thói quen này có phần do tính nhút nhát của nhím. Sống có lãnh địa riêng - Nhím thích sống trong hang. Mỗi con nhím đực trưởng thành đều tự tạo cho mình một lãnh địa riêng và chúng thường sống cô độc chỉ đến mùa sinh sản nhím đực trưởng thành mới đi rủ rê nhiều nhím cái về chung sống trong lãnh địa của nó. Do là giống đa thê nên trong mùa sinh sản một nhím đực sống với nhiều nhím cái và