tailieunhanh - Kỹ thuật chăn nuôi nhím
Trước tình hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn hiện nay, người dân đã không ngừng mở ra nhiều mô hình chăn nuôi mới nhằm giải quyết khó khăn cho kinh tế gia đình đồng thời góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Trong đó, nhím cũng là một trong những mô hình chăn nuôi mới nhưng đã mang lại những hiệu quả kinh tế cao. Nhím là loài động vật gặm nhấm hoang dã được thuần hóa và hiện đang được nhiều địa phương đưa vào nhân nuôi vì chúng dễ nuôi, dễ sinh sản, chi phí đầu tư thấp mà hiệu quả kinh tế. | Nhím trưởng thành 8-10 tháng, đạt trọng lượng bình quân 8-10 kg/con và bắt đầu sinh sản. Nhím cái động đực 1-2 ngày và cho nhím đực phối giống suốt ngày lẫn đêm. Thời gian có thai 3 tháng (90-95 ngày) thì đẻ, mỗi lứa đẻ từ 1-3 con, thường là 2 con, trọng lượng sơ sinh bình quân 100 gr/con. Nhím thường đẻ vào ban đêm, nhím con mới đẻ ra kêu lít chít như chuột. Nhím mẹ không chỉ cho con mình đẻ ra bú mà còn cho cả những con không phải mình đẻ ra bú bình thường. Nhím mẹ sau khi đẻ 3 ngày là chịu đực và cho phối giống cho chu kỳ sinh sản tiếp theo. Nhím con mới đẻ trong vòng 1-2 tháng đầu, lông còn mềm và rất hiền, ta có thề bắt lên xem để phân biệt đực cái, đánh dấu theo dõi về sau. Nhím con theo mẹ tăng trọng nhanh, bình quân 1 kg/con/tháng, sau 1 tháng thì nhím con biết ăn, sau 3 tháng thì cai sữa, đạt trọng lượng bình quân 3 kg/con. Nhím con sau cai sữa, nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể đạt trọng lượng bình quân 1 kg/con/tháng. Nếu trong đàn có nhím đực sắp trưởng thành (5-6 tháng) thì phải tách đàn nuôi riêng, nếu không nhím bố sẽ tấn công cho đến chết mới thôi (đó là qui luật tự nhiên để bảo tồn nồi giống). Tỷ lệ đực cái thích hợp là 1/8-10.
đang nạp các trang xem trước