tailieunhanh - Khảo sát hàm lượng một số kim loại trong đất bằng phương pháp XRF và đánh giá ảnh hưởng của chúng đến hàm lượng phenolic và flavonoid toàn phần của cao chiết methanol từ hai loài thực vật ở tỉnh An Giang

Bài viết khảo sát hàm lượng các nguyên tố K, Mn, Zn, Fe, Cu trong đất ở bốn vùng thuộc tỉnh An Giang bằng phương pháp XRF. Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của các thành phần nguyên tố kim loại trong đất với hàm lượng hoạt chất của cây dược liệu. | Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ Kĩ thuật và Công nghệ 4 2 900-909 Open Access Full Text Article Bài Nghiên cứu Khảo sát hàm lượng một số kim loại trong đất bằng phương pháp XRF và đánh giá ảnh hưởng của chúng đến hàm lượng phenolic và flavonoid toàn phần của cao chiết methanol từ hai loài thực vật ở tỉnh An Giang Nguyễn Minh Hiền1 Phạm Tấn Thi2 Huỳnh Thị Kim Ngân2 Nguyễn Thị Yến Nhi2 Nguyễn Thị Dung3 Lê Minh Trí1 TÓM TẮT Sự hiện diện của các kim loại trong đất có thể ảnh hưởng đến sự có mặt cũng như hàm lượng các chất chuyển hóa thứ cấp trong cây dược liệu. Trong nghiên cứu này nhóm đã tiến hành khảo Use your smartphone to scan this sát hàm lượng các nguyên tố K Mn Fe Zn Cu trong đất ở các vùng Tịnh Biên Núi Cấm Tri Tôn QR code and download this article Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang bằng phương pháp phổ huỳnh quang tán xạ tia X XRF . Ngoài ra nhóm cũng đã xác định hàm lượng flavonoid phenolic toàn phần của các mẫu cao chiết trong methanol của lá Cà dại hoa trắng Solanum torvum Sw. họ Cà Solanaceae và thân rễ Gừng gió Zingiber zerumbet L. Roscoe ex Sm. họ Gừng Zingiberaceae ở hai vùng Tịnh Biên và Núi Cấm. Kết quả cho thấy hàm lượng các nguyên tố kim loại trong đất đạt giá trị cao nhất ở kích thước hạt 0 25 mm trong 3 kích thước hạt 0 25 mm 1 mm và 2 mm được khảo sát. Trong khi đó ở hai độ sâu lấy mẫu 0-15 cm và 15-30 cm hàm lượng các nguyên tố kim loại là tương đương. Hàm lượng K Cu trong đất ở vùng Tịnh Biên cao hơn Núi Cấm lần lượt là 1 18 lần 1 70 lần và hàm lượng Fe Zn Mn ở vùng Tịnh Biên lại có giá trị thấp hơn 2 16 lần 1 64 lần và 1 43 lần. Qua đó có thể thấy được hàm lượng K Cu cao góp phần làm gia tăng hàm lượng phenolic flavonoid toàn phần khoảng 1 8 lần với mẫu thân rễ Gừng gió và hàm lượng flavonoid tăng 2 5 lần đối với mẫu lá Cà dại hoa trắng ở vùng Tịnh Biên so với vùng Núi Cấm. Trong khi đó hàm lượng các nguyên tố Fe Zn Mn không ảnh hưởng đến giá trị hàm lượng flavonoid và phenolic ở 2 loài thực vật trên. 1 Khoa Y ĐHQG-HCM Việt Nam Từ khoá .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.