tailieunhanh - Hiện trạng nuôi trồng thủy sản ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên

Nghiên cứu về hiện trạng nuôi trồng thủy sản ở vịnh Xuân Đài, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng nuôi bao gồm tôm Thẻ chân trắng, tôm Sú, Cá biển, tôm Hùm, các loại Thân mềm, rong Câu. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 7 Số 1 2017 HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VỊNH XUÂN ĐÀI TỈNH PHÚ YÊN Nguyễn Thị Hà Giang Lê Thị Nam Thuận Hoàng Đình Trung Khoa Sinh học Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế Email hoangtrung_na_0208@ TÓM TẮT Nghiên cứu về hiện trạng nuôi trồng thủy sản ở vịnh Xuân Đài huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng nuôi bao gồm tôm Thẻ chân trắng tôm Sú Cá biển tôm Hùm các loại Thân mềm rong Câu. Diện tích nuôi tôm Sú 5 ha tôm Thẻ chân trắng 42 38 ha ốc Hương là 53 23 ha rong Câu 50 ha và 12 4 ha nuôi cá Mú cá Chẽm. Áp dụng 2 hình thức nuôi trồng thủy sản trong ao đìa và trong lồng bè. Tồn tại 04 loại hình nuôi Loại hình nuôi thâm canh có diện tích nhiều nhất 72 63 ha áp dụng cho đối tượng cá Mú cá Chẽm ốc Hương Hàu quảng canh 50 ha nuôi rong câu bán thâm canh 39 58 ha tôm Thẻ chân trắng và quảng canh cải tiến 7 8 ha nuôi tôm Sú và tôm Thẻ chân trắng. Năng suất và sản lượng nuôi trồng có những biến đổi nhất định. Loại hình nuôi thâm canh luôn cho năng suất nuôi cao dao động từ 8 27 tấn ha - 11 56 tấn ha quảng canh cải tiến 11 61 tấn ha quảng canh 1 5 tấn ha 4 27 tấn ha bán thâm canh chỉ đạt 1 86 tấn ha - 5 1 ha tấn. Từ khóa Nuôi trồng thủy sản vịnh Xuân Đài tỉnh Phú Yên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phú Yên là tỉnh ven biển Nam Trung Bộ với chiều dài bờ biển 189km có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh đầm phá rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Vịnh Xuân Đài nằm phía Bắc tỉnh Phú Yên phía Nam huyện Sông Cầu có tọa độ địa lý ở 13020 30 13029 30 vĩ độ Bắc và 109013 00 109020 30 kinh độ Đông diện tích khoảng 90 km2 cửa rộng 4 4 km 1 . Vịnh Xuân Đài là một vùng sinh thái đa dạng với tiềm năng rất lớn về nuôi trồng và đánh bắt hải sản đã mang lại lợi ích đáng kể cho nhân dân trong vùng với các loại tôm cua cá mực và một số loài động vật thân mềm quý hiếm. Sự đa dạng sinh học và năng suất sinh học sơ cấp cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề nuôi .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN