tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Chùa ông (Quảng Triệu Hội Quán) của người Hoa thành phố Cần Thơ

Luận văn nghiên cứu nhằm xác định khái niệm về chùa, di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc, tín ngưỡng, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa để làm cơ sở nghiên cứu về kiến trúc chùa Ông và tín ngưỡng của người Hoa ở Cần Thơ. Xác định giá trị văn hóa của chùa Ông qua công trình kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật thư pháp, lễ hội còn lưu giữ tại chùa. Qua đó góp phần làm sáng tỏ những nét kiến trúc đặc trưng cũng như tín ngưỡng của người Hoa còn lưu giữ trên mảnh đất Cần Thơ. | ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH _ ISO 9001 2008 HÀ HỒNG NGỌC CHÙA ÔNG QUẢNG TRIỆU HỘI QUÁN CỦA NGƯỜI HOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chuyên ngành VĂN HÓA HỌC Mã số 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học LÊ CHÍ QUẾ TRÀ VINH NĂM 2016 TÓM TẮT Với những đặc trưng riêng biệt về địa lý kinh tế - xã hội Nam Bộ nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng đã và đang là nơi hội tụ tiếp biến nhiều dòng chảy văn hóa của các thành phần dân tộc khác nhau. Trong số những dòng văn hóa đó thì văn hóa của người Hoa có lẽ là mạnh mẽ nhất. Với nhiều nguyên nhân khác nhau người Hoa đã di cư vào Việt Nam qua nhiều thời kỳ và có một bộ phận đã định cư lâu dài ở Cần Thơ. Và trong quá trình định cư trên vùng lãnh thổ mới người Hoa đã tiếp tục phát triển những đặc trưng văn hóa của mình trên cơ sở những yếu tố văn hóa truyền thống. Những cơ sở tín ngưỡng với kiến trúc thờ tự thường là nơi biểu hiện rõ sâu sắc và tập trung nhất những đặc trưng văn hóa và những thành tựu nghệ thuật đặc sắc của cộng đồng người Hoa. Vì thế tôi chọn đề tài Chùa Ông Quảng Triệu Hội Quán của người Hoa thành phố Cần Thơ để nghiên cứu. Nội dung luận văn chúng tôi vận dụng linh hoạt một số phương pháp nghiên cứu Văn hóa học tiêu biểu như phương pháp hệ thống và liên ngành so sánh phỏng vấn sâu khảo sát thực địa để tìm ra những nét tương đồng khác biệt nổi bật về kiến trúc tín ngưỡng của chùa Ông nhằm phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Bố cục kết cấu gồm có ba chương trong quá trình viết các chương có sự so sánh với chùa Phước Minh Cung Trà Vinh và miếu Quan Thánh Đế Quân An Giang. Bước đầu chúng tôi trình bày tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn đặc biệt là các khái niệm tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng phân loại tín ngưỡng cơ sở tín ngưỡng và giá trị kiến trúc mỹ thuật đặc trưng và giá trị của tín ngưỡng biến đổi văn hóa và biến đổi sinh hoạt tín ngưỡng và một số lý thuyết tiếp cận như thuyết về giao lưu tiếp biến văn hóa thuyết sinh thái văn hóa để làm cơ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN