tailieunhanh - Đóng góp của chương dụng vào nghiên cứu lịch cổ Việt Nam

Bài viết của Chương Dụng đã giúp ta tìm được lịch nhà Tây Sơn của năm Quý Sửu (1793) mà trước đây chưa khẳng định được. Quan trọng là nhờ có Chương Dụng, chúng ta có được một phiên bản thứ hai về lịch Tây Sơn (từ 1789 đến 1801) cũng như phiên bản thứ hai về lịch chính thức của nhà Nguyễn giai đoạn 1851-1886 qua cuốn Bách trúng kinh A2517 để tăng thêm độ tin cậy của các kết luận khảo cứu. | Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 6 160 . 2020 119 ĐÓNG GÓP CỦA CHƯƠNG DỤNG VÀO NGHIÊN CỨU LỊCH CỔ VIỆT NAM Lê Thành Lân Phạm Vũ Lộc Rất ít người để tâm nghiên cứu lịch cổ Việt Nam. Gần đây Tiến sĩ Yukio Ohashi Nhật Bản có gửi cho chúng tôi bài báo Việt lịch sóc nhuận khảo 1 của Chương Dụng chúng ta mới biết được Chương Dụng là người đầu tiên nghiên cứu lịch cổ Việt Nam. Người thứ hai nghiên cứu lịch cổ Việt Nam là Học giả Hoàng Xuân Hãn. Các cuốn lịch cổ mà ta biết tên cũng không nhiều và gần đây nhiều cuốn bị thất lạc. Bài báo trên nghiên cứu cuốn Bách trúng kinh ký hiệu A2517 có lịch Việt Nam từ năm 1759 đến 1886 ở Viện Viễn Đông Bác cổ mà nay đã thất lạc. Học giả Hoàng Xuân Hãn có nghiên cứu một cuốn Bách trúng kinh khác có lịch Việt Nam từ năm 1624 đến năm 1799 để viết cuốn Lịch và lịch Việt Nam 2 . Chúng tôi ngờ rằng đó là bản Bách trúng kinh ở Viện Viễn Đông Bác cổ có ký kiệu A2872 mà nay cũng đã thất lạc. Cuốn Lịch Việt Nam 1901-2010 LVN 3 có dẫn cuốn lịch cổ Hoàng triều Minh Mệnh Khâm định vạn niên thư có lịch Việt Nam từ năm 1544 đến 1861. Chúng tôi có hỏi ông Nguyễn Mậu Tùng tác giả cuốn lịch trên về cuốn lịch cổ đó ông nói ông cũng không còn biết nó ở đâu nữa tức là chỉ sau hai ba chục năm cuốn lịch cổ đó đã thất lạc. May mà chúng tôi còn được đọc cuốn Khâm định vạn niên thư 4 có lịch Việt Nam từ năm 1544 đến 1903 nó được in lại có bổ sung sau 12 năm từ cuốn lịch cổ đó. Bài báo Việt lịch sóc nhuận khảo viết về cuốn Bách trúng kinh A2517 đã bị mất liệu nó có thể giúp ta bù đắp được phần nào cho sự mất mát đó không Theo Học giả Hoàng Xuân Hãn trong khoảng hai trăm năm từ 1080 đến 1300 lịch Việt Nam khác hẳn lịch Trung Quốc 2 . Theo chúng tôi từ 1080 đến 1945 các triều đại phong kiến đều cho soạn lấy lịch riêng của Việt Nam để sử dụng 5 . Song việc tìm lại lịch cổ Việt Nam là rất khó vì từ khi người Pháp vào nước ta họ cho soạn các sách đối chiếu lịch dương với lịch âm nhưng lại dùng lịch âm Trung Quốc nên hầu như mọi người quên mất rằng lịch Việt Nam .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.