tailieunhanh - Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn vốn FDI tạo điều kiện phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

Bài viết tìm hiểu thực trạng vốn FDI vào Việt Nam hơn 30 năm qua; một số hạn chế của khu vực FDI đối với kinh tế - xã hội Việt Nam; một số kiến nghị và đề xuất. | Taäp 04 2019 TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn vốn FDI tạo điều kiện phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam Bùi Thị Xuân Cúc - CQ54 V iệt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa đô thị hóa đầu tư phát triển cao nhưng vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên. Thực hiện chính sách mở cửa thu hút đầu tư trong những năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được thực tiễn cho thấy còn tồn tại những hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường là một trong những yêu cầu quan trọng và ưu tiên hàng đầu đối với các quốc gia trên thế giới. 1. Thực trạng vốn FDI vào Việt Nam hơn 30 năm qua Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách thu hút FDI từ năm 1987. Đến nay sau 30 năm nguồn vốn này đã trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đã có trên 310 tỷ USD của các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam. Nguồn vốn này đã làm thay đổi diện mạo nền kinh tế cũng như vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đặc biệt chỉ trong vòng hơn 10 năm trở lại đây từ 2006-2017 diện mạo FDI chảy vào Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Nhà đầu tư nước ngoài đã rót khoảng 276 tỷ USD vào Việt Nam cao gấp nhiều lần con số của 20 năm trước đó. Năm 2006 với việc công bố đầu tư dự án trị giá 1 tỷ USD tại TP. Hồ Chí Minh Tập đoàn Intel Mỹ đã ghi tên Việt Nam vào bản đồ công nghệ thông tin toàn cầu. Đây cũng là sự kiện có tính chất mở đường tạo nguồn cảm hứng giúp Việt Nam thu hút các dự án lớn các dự công nghệ cao khác. Sau Intel năm 2008 Tập đoàn Samsung đầu tư vào Việt Nam với dự án nhà máy lắp ráp điện thoại tại Bắc Ninh với tổng số vốn 700 triệu USD. Đến nay tổng số vốn đăng ký của Samsung đạt khoảng 17 tỷ USD. Cùng với đó Tập đoàn LG cũng đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 3 tỷ USD. Trong 20 năm có mặt tại Việt Nam tổng số vốn đầu tư của Honda đã đạt khoảng 530 triệu USD

TÀI LIỆU LIÊN QUAN