tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Luận văn có mục đích nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội; từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm trong thời gian tới. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ -------- -------- ----- ----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ DIỄM HƢƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành Quản lý công Mã số 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI 2019 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. LÊ ANH XUÂN Phản biện 1 TS. NGUYỄN THỊ HƢỜNG Phản biện 2 DANH NGÀ Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm Phòng 401 Nhà A Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số 77 Nguyễn Chí Thanh Đống Đa Hà Nội Thời gian vào hồi 8h30 ngày 23 tháng 12 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vô giá của quốc gia là di sản văn hóa phi vật thể và vật thể mang trong mình rất nhiều giá trị vượt không gian và thời gian. Trải qua nhiều biến cố như chiến tranh loạn lạc động đất lũ lụt thiên tai nhiều công trình có giá trị lịch sử bị tàn phá. Do vậy công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hóa cần được đặt ra và coi trọng. Tháng 7-2004 Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã ra Kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong những năm sắp tới. Di tích lịch sử - văn hóa là một phần quan trọng của di sản văn hóa là tài sản quý của dân tộc thể hiện giá trị lịch sử văn hóa khoa học kiến trúc nghệ thuật qua từng thời kỳ của lịch sử. Di tích lịch sử - văn hóa chính là phương tiện truyền đạt của thế hệ trước cho thế hệ sau những tinh hoa văn hóa của dân tộc trong đó có cả tín ngưỡng tâm linh. Di tích lịch sử - văn hóa là cái nôi của nhân loại phản ánh lịch sử hiện tại và tương lai của một dân tộc trong đó có các bằng chứng sống tồn .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN