tailieunhanh - Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 3 - Đại học Kinh tế quốc dân

"Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa" được biên soạn với các nội dung cách tiếp cận thu nhập chi tiêu để xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế; chính sách tài khóa. | Bài 3 Tổng cầu và chính sách tài khóa BÀI 3 TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Hướng dẫn học Để học tốt bài này học viên cần tham khảo các phương pháp học sau Học đúng lịch trình của môn học theo tuần làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu 1. Giáo trình Kinh tế học_Tập II. NXB Kinh tế Quốc dân. 2012 Chủ biên Vũ Kim Dũng và Nguyễn Văn Công 2. Bộ môn Kinh tế vĩ mô Đại học Kinh tế Quốc dân Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vĩ mô Nhà Xuất Bản Lao động 2012. 3. Bộ môn Kinh tế vĩ mô Đại học Kinh tế Quốc dân Bài tập Nguyên lý kinh tế vĩ mô Nhà Xuất Bản Lao động 2012. Bài này sẽ nghiên cứu tổng cầu các thành tố của tổng cầu các nhân tố quyết định sự biến động của tổng cầu và vai trò của tổng cầu trong việc quyết định mức sản lượng của nền kinh tế. Học viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Trang Web môn học. Nội dung Cách tiếp cận thu nhập chi tiêu để xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế. Chính sách tài khóa. Mục tiêu Giúp học viên hiểu được các nhân tố quyết định sự biến động của tổng cầu và vai trò của tổng cầu trong việc quyết định mức sản lượng của nền kinh tế trong điều kiện khi nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa được sử dụng. Giúp học viên thông qua cách tiếp cận thu nhập chi tiêu một dạng rất đơn giản của mô hình Keynes. 31 Bài 3 Tổng cầu và chính sách tài khóa Tình huống dẫn nhập Mô hình Keynes và chính sách tài khóa Kết luận chủ yếu rút ra từ bài 2 là những biến động kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn bắt nguồn từ sự dịch chuyển của các đường tổng cầu và tổng cung. Trong đó có minh chứng về ảnh hưởng bất lợi từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam vào năm 2009. Mà một trong những nguyên nhân là do các bạn hàng chủ lực của Việt Nam rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế và họ giảm nhu cầu mua hàng hóa của Việt Nam. Chính điều này đã làm cho tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam giảm và làm tốc độ