tailieunhanh - Nghiệm về vẻ đẹp trong tạo tác các pho tượng phật điển hình ở Việt Nam

“Nghệ thuật tạo hình Phật giáo có thể xem là bắt nguồn từ sự cúng dường, tán thán Đức Phật. Theo Phật dạy “Một hạt gạo của thí chủ cũng lớn như núi Tu Di, đời này mà không liễu đạo, phải mang lông, đội sừng để trả”. Bài viết này hy vọng thắp lên chút suy tư về việc chăm chút một cách thành tâm đến các tượng Phật, Bồ Tát hiện có trong các ngôi chùa Việt. | TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU NGHIỆM VỀ VẺ ĐẸP TRONG TẠO TÁC CÁC PHO TƯỢNG PHẬT ĐIỂN HÌNH Ở VIỆT NAM . Lê Văn Tạo1 Tóm tắt Nghệ thuật tạo hình Phật giáo có thể xem là bắt nguồn từ sự cúng dường tán thán Đức Phật. Theo Phật dạy Một hạt gạo của thí chủ cũng lớn như núi Tu Di đời này mà không liễu đạo phải mang lông đội sừng để trả 2. Về sau trong điện thờ của tông phái Đại thừa có thêm nhiều bộ tượng như Bồ Tát bộ Chư Thiên bộ Minh Vương bộ La Hán bộ Hộ Pháp bộ Thần bộ Quỷ bộ Ở Việt Nam từ thế kỷ XVII có thêm tượng Sư Tổ chùa hay những vị đầy tâm đức công đức gây dựng chùa họ đều xứng đáng được xem là Bát phong xuy bất động và xứng đáng được tán thán. Tạo tác tượng Phật không chỉ là phục vụ sự cúng dường tán thán mà đó còn là cách giúp người ta thức ngộ và hoằng dương chân nguyên Phật Pháp . Bài viết này hy vọng thắp lên chút suy tư về việc chăm chút một cách thành tâm đến các tượng Phật Bồ Tát hiện có trong các ngôi chùa Việt. Từ khóa Tượng Phật nghệ thuật tạo hình mỹ thuật Việt Nam chùa Việt. 1. Đặt vấn đề Trong cuốn Kinh Đại thừa công đức tạo tượng Phật do dịch giả Thích Thiện Thông dịch và Hòa Thượng Thích Thiện Siêu chùa Từ Đàm viết lời giới thiệu năm 1993 có đoạn Hễ ai thành tâm tạo tượng Phật thì có được nhiều công đức Tuy nhiên phải có đủ tướng tốt trang nghiêm nếu không được toàn hảo thì ít ra cũng phải có đủ những nét biểu hiện Đại trí Đại từ Đại giải thoát hoặc phải đủ hai tướng bạch hào và nhục kế để khi nhìn vào biết là tượng Phật dễ phát khởi lòng kính tin thì mới có công đức. Trái lại tạo tượng Phật mà không biểu lộ được tướng gì của Phật và khi nhìn vào cũng không biết đó là tượng Phật không phát khởi được tín tâm còn xem thường nữa thì việc tạo tượng như vậy tất nhiên là không có công đức lắm lúc còn mang tội nữa là khác . Nghệ thuật tạo tác tượng Phật thực ra chỉ đạt được viên mãn nếu người tạo tác hình ảnh Phật thực sự giác ngộ và bằng phương pháp vi tế để có thể xóa bỏ vô minh để đạt đến ánh sáng tuệ giác khởi phát ba minh 3. Để có hình tướng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN