tailieunhanh - Nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc gỗ đình làng xứ Thanh

Đình làng là một công trình kiến trúc công cộng truyền thống lớn nhất của làng xã với chức năng tín ngưỡng, văn hóa và xã hội. Kể từ khi xuất hiện, đình làng luôn gắn bó với những vấn đề trọng yếu của làng xã và dân tộc. Chính vì vậy, thông qua đình làng, người ta có thể tìm lại diện mạo lịch sử, văn hóa của địa phương nói riêng và dân tộc nói chung qua từng thời kỳ, đặc biệt là thông qua nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc gỗ. | NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI NGHỆ THUẬT KIẾN TRÖC VÀ CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH LÀNG XỨ THANH TS. Trần Việt Anh1 Tóm tắt Đình làng là một công trình kiến trúc công cộng truyền thống lớn nhất của làng xã với chức năng tín ngưỡng văn hóa và xã hội. Kể từ khi xuất hiện đình làng luôn gắn bó với những vấn đề trọng yếu của làng xã và dân tộc. Chính vì vậy thông qua đình làng người ta có thể tìm lại diện mạo lịch sử văn hóa của địa phương nói riêng và dân tộc nói chung qua từng thời kỳ đặc biệt là thông qua nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc gỗ. Xứ Thanh trong lịch sử luôn được nhìn nhận là một vùng đất giàu truyền thống và có vị thế khá đặc biệt cho nên đình làng xứ Thanh một mặt vẫn mang đặc điểm chung của đình làng Việt mặt khác lại mang trong mình nét đặc trưng thể hiện qua nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc gỗ. Từ khóa Đình làng nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc gỗ Thanh Hóa. 1. Đặt vấn đề Nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc gỗ truyền thống đình đền chùa chiếm một vị trí quan trọng trong mỹ thuật truyền thống Việt Nam vì vậy được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu mỹ thuật truyền thống Việt Nam chính là góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam của Đảng và Nhà nước. Ở Thanh Hóa những di sản văn hóa về nghệ thuật chạm khắc gỗ hiện còn là rất khiêm tốn so với lịch sử vốn có của nó. Theo thống kê của Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Thanh Hóa trong 149 ngôi đình đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh hầu hết đang còn cấu kiện kiến trúc gỗ. Phần lớn các di vật đình làng đều làm bằng vật liệu hỗn hợp trong đó chất liệu gỗ thường sử dụng làm kết cấu khung lực phía trên. Do vậy thường hư hại sớm nếu được chăm sóc bảo dưỡng thường xuyên tuổi thọ cao nhất cũng không quá 300 - 500 năm nhóm gỗ loại 1 nếu thường xuyên được bảo trì. Các bộ phận mau hư hỏng nhất như bộ rui mè đầu đao cột hiên do tiếp xúc mưa nước ẩm ướt nhiều công trình rất khó đoán định niên đại vì nhiều lần trùng tu sửa chữa chắp vá kiến trúc. Thường nửa .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN