tailieunhanh - Tác động của hoạt động du lịch đến các làng người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa

Bài viết chia sẻ suy nghĩ của tác giả về những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động du lịch đến các làng người Mường tại xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa và đề xuất một số giải pháp góp phần vào việc hạn chế những tác động tiêu cực để hoạt động kinh tế du lịch thực sự trở thành thế mạnh của địa phương. | TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN CÁC LÀNG NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ CẨM LƯƠNG HUYỆN CẨM THỦY TỈNH THANH HÓA NCS. Nguyễn Thế Anh1 ThS. Lê Xuân Sơn12 Tóm tắt Ngày nay phát triển kinh tế du lịch đang là m ột trong những lựa chọn của nhiều địa phương có tiềm năng và thế mạnh về du lịch. Tuy nhiên bài toán cho sự phát triển bền vững là vấn đề đáng để quan tâm. Bài viết chia sẻ suy nghĩ của tác giả về những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động du lịch đến các làng người M ường tại xã Cẩm Lương huyện Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa và đề xuất một số giải pháp góp phần vào việc hạn chế những tác động tiêu cực để hoạt động kinh tế du lịch thực sự trở thành thế mạnh của địa phương. Từ khóa Hoạt động du lịch phát triển kinh tế người Mường suối cá thần Cẩm Thủy. 1. Khái quát về xã Cẩm Lương Cẩm Lương là xã miền núi của huyện Cẩm Thủy cách thành phố Thanh Hóa 85km. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 8 ha với dân số người bao gồm 2 dân tộc Mường và Kinh trong đó người Mường chiếm 85 dân số3. Địa hình của xã Cẩm Lương tương đối phức tạp không đồng nhất. Phía đông nam phía tây và tây bắc có địa hình hiểm trở và những dãy núi đá vôi bao bọc phía nam là sông Mã chia cắt xã Cẩm Lương với các xã Cẩm Thành Cẩm Thạch và Cẩm Bình do vậy địa hình của xã tách biệt so với các xã khác trong khu vực. Kinh tế của xã Cẩm Lương khá đa dạng và phát triển. Sản xuất nông nghiệp là kinh tế chủ đạo. Hiện toàn xã có 84 ha đất nông nghiệp trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 290 96 ha đất lâm nghiệp 93 ha đất nuôi trồng thủy sản là 7 95 ha. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp xã Cẩm Lương cũng phát triển hoạt động khai thác tài nguyên rừng như gỗ củi luồng nứa các loại cây dây leo các loại cây lấy củ cây thảo dược. và chăn nuôi. Ngoài ra ở xã còn phát triển một số nghề phụ khác như đan lát và dệt thổ cẩm. 1 Trung tâm GD thường xuyên amp Liên kết Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 2 Phòng Công tác CT - HSSV Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN