tailieunhanh - Trao đổi thêm về thời điểm ra đời của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ

Trên cơ sở phân tích các dữ liệu huyền thoại, các đạo sắc phong, và bối cảnh lịch sử, tác giả bài báo cho rằng tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung có thể ra đời sớm và gắn với khát vọng phồn thực của cư dân nông nghiệp, còn tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là tục thờ vị Nữ thần Tài Lộc của tầng lớp nữ tiểu thương, gắn với nhu cầu về một vị nữ thần phù trợ, “ban tài phát lộc” cho những người làm nghề buôn bán. Do vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ không thể xuất hiện sớm hơn thời điểm đầu thế kỷ thứ XVII, bởi các nguồn tài liệu thư tịch của Việt Nam và các giáo sỹ phương Tây thời đó đều chưa đề cập tới huyền thoại và hiện tượng thờ Mẫu Liễu ở Đàng Ngoài. Là loại hình tín ngưỡng hình thành và phát triển trên cơ sở hoạt động buôn bán nhỏ lẻ, nên khi đất nước vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, nó đã bùng phát mạnh mẽ cả về cơ sở thờ tự và hoạt động lên đồng - hầu bóng, gây lãng phí về thời gian, tiền của, và sức khỏe của tín đồ. Để tín ngưỡng thờ Mẫu phát triển lành mạnh đúng với bản chất tốt đẹp của nó, theo tác giả cần hết sức cảnh giác với hiện tượng “thương mại hóa” hoạt động thờ Mẫu nói chung và lên đồng nói riêng. | Trao đổi thêm về thời điểm ra đời của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 10, Số 1, 2020 115-129 TRAO ĐỔI THÊM VỀ THỜI ĐIỂM RA ĐỜI CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TAM PHỦ Cao Thế Trìnha* a Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Email: trinhct@ Lịch sử bài báo Nhận ngày 16 tháng 11 năm 2019 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 02 năm 2020 | Chấp nhận đăng ngày 24 tháng 02 năm 2020 Tóm tắt Trên cơ sở phân tích các dữ liệu huyền thoại, các đạo sắc phong, và bối cảnh lịch sử, tác giả bài báo cho rằng tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung có thể ra đời sớm và gắn với khát vọng phồn thực của cư dân nông nghiệp, còn tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là tục thờ vị Nữ thần Tài Lộc của tầng lớp nữ tiểu thương, gắn với nhu cầu về một vị nữ thần phù trợ, “ban tài phát lộc” cho những người làm nghề buôn bán. Do vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ không thể xuất hiện sớm hơn thời điểm đầu thế kỷ thứ XVII, bởi các nguồn tài liệu thư tịch của Việt Nam và các giáo sỹ phương Tây thời đó đều chưa đề cập tới huyền thoại và hiện tượng thờ Mẫu Liễu ở Đàng Ngoài. Là loại hình tín ngưỡng hình thành và phát triển trên cơ sở hoạt động buôn bán nhỏ lẻ, nên khi đất nước vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, nó đã bùng phát mạnh mẽ cả về cơ sở thờ tự và hoạt động lên đồng - hầu bóng, gây lãng phí về thời gian, tiền của, và sức khỏe của tín đồ. Để tín ngưỡng thờ Mẫu phát triển lành mạnh đúng với bản chất tốt đẹp của nó, theo tác giả cần hết sức cảnh giác với hiện tượng “thương mại hóa” hoạt động thờ Mẫu nói chung và lên đồng nói riêng. Từ khóa: Thánh Mẫu; Thánh Mẫu Liễu Hạnh; Tín ngưỡng dân gian; Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ/Tứ phủ. DOI: (2020) Loại bài báo: Bài báo nghiên cứu gốc có bình duyệt Bản quyền © 2020 (Các) Tác giả. Cấp phép: Bài báo này được cấp phép theo CC BY-NC 115 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.