tailieunhanh - Hình thành năng lực hợp tác cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động làm quen với toán

Việc nghiên cứu về năng lực hợp tác, quy trình dạy học hợp tác cho trẻ mẫu giáo nhằm đề ra những biện pháp thích hợp để hình thành năng lực hợp tác cho trẻ mẫu giáo có ý nghĩa quyết định trong việc chuẩn bị cho trẻ những hành trang cần thiết của cuộc sống; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. | Hồ Thị Mai Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 71 - 76 HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO TRẺ MẪU GIÁO QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN Hồ Thị Mai Phương* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Tổ chức hoạt động dạy trẻ làm quen với toán ở trường mầm non nhằm hướng tới hình thành cho trẻ năng lực hợp tác là yêu cầu cần thiết trong đổi mới giáo dục hiện nay. Vì vậy hoạt động giáo dục dạy trẻ làm quen với toán cần phải chú trọng hình thành và nâng cao năng lực hợp tác cho trẻ, góp phần hình thành ở trẻ khả năng hợp tác ngay từ nhỏ. Việc nghiên cứu về năng lực hợp tác, quy trình dạy học hợp tác cho trẻ mẫu giáo nhằm đề ra những biện pháp thích hợp để hình thành năng lực hợp tác cho trẻ mẫu giáo có ý nghĩa quyết định trong việc chuẩn bị cho trẻ những hành trang cần thiết của cuộc sống; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: biện pháp hình thành năng lực hợp tác, dạy học nhóm, trẻ mẫu giáo, biểu tượng toán ĐẶT VẤN ĐỀ* Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của mỗi con người. Chất lượng nguồn nhận lực, tri thức của con người được hình thành và phát triển thông qua giáo dục. Trong xu thế hội nhập và phát triển, con người càng không thể tồn tại và phát triển nếu không có sự giao tiếp và hợp tác để cùng giải quyết nhiệm vụ chung. Giáo dục theo cách tiếp cận hợp tác là xu hướng giáo dục đã được nghiên cứu và ứng dụng ở các bậc học khác nhau tại nhiều nước trên thế giới. Theo Fancis Parker, nếu quá trình học tập được thực hiện trên tinh thần chia sẻ nhóm, lớp với cả tình cảm và trí tuệ thì việc học sẽ hạn chế bớt sự nhàm chán; niềm vui lớn nhất của trẻ là cùng nhau chia sẻ trong tương tác học tập với tinh thần giúp đỡ lẫn nhau.[6] Những nghiên cứu của , và R. T. Johnson đã cho thấy những giá trị thực tiễn to lớn về kết quả kiến thức, kĩ năng học tập cũng như những giá .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN