tailieunhanh - Đa dạng di truyền vùng D-loop gen ty thể của một số giống lợn nuôi ở Việt Nam

Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ đa dạng nguồn gen giữa các giống lợn nội để góp phần bảo tồn tài nguyên di truyền các giống lợn bản địa của Việt Nam. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÙNG D-LOOP GEN TY THỂ CỦA MỘT SỐ GIỐNG LỢN NUÔI Ở VIỆT NAM NGUYỄN THỊ DIỆU THÚY Viện Công nghệ Sinh học NGUYỄN GIANG SƠN Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật ĐỖ VÕ ANH KHOA Đại học Cần Thơ Lợn là giống vật nuôi phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Á nơi có nền nông nghiệp lâu đời. Theo số liệu của tổ chức FAO, 55% số lượng và 37% các giống lợn trên thế giới thuộc về vùng châu Á Thái Bình Dương (Sherf, 2000). Nhiều nghiên cứu về đa dạng di truyền đã được tiến hành trên các giống lợn Châu Âu (Larval et al., 2000, Lemus-Flores et al., 2001), các giống lợn Trung Quốc (Li et al., 2000, Fan et al., 2002, Yang et al., 2003). Đa dạng nguồn gen các giống lợn Việt Nam đã được phân tích bằng chỉ thị microsatellite (Thuy và cs., 2006; Larson và cs. 2007). Ở Việt Nam, lợn là đối tượng vật nuôi quan trọng, tổng đàn khoảng 12 triệu con, trong đó hơn 60% là các giống lợn nội. Các giống lợn nội rất đa dạng, đã thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới và chế độ dinh dưỡng còn hạn chế (Lê Viết Ly, 1999). Trình tự DNA vùng D-loop ở các loài động vật có vú biến đổi khá nhanh, có thể giúp bộc lộ những đặc trưng di truyền giữa những quần thể, giống vật nuôi cùng loài. Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ đa dạng nguồn gen giữa các giống lợn nội để góp phần bảo tồn tài nguyên di truyền các giống lợn bản địa của Việt Nam. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thông tin của 20 mẫu nghiên cứu (mẫu máu và mô cơ) thu từ 8 giống lợn nội Việt Nam như sau: Lợn cỏ (CO01, CO13) và Mẹo (ME03, ME20 và ME30) thu từ huyện Con Cuông và Quỳ Châu, Nghệ An; Mường Khương (MK01, MK25, MK38 và MK73) thu tại huyện Mường Khương, Lào Cai; Táp Ná (TN04, TN21, TN23) thu tại huyện Thông Nông, Cao Bằng; Vân Pa (VP11, VP13) thu tại huyện Vĩnh Linh, Qu ảng Trị; Lợn sóc (SO03, SO06) thu tại tỉnh Đắk Lắk; Ba Xuyên (BX01,BX06) thu tại tỉnh Tiền Giang. Riêng Ỉ đen (IB01, IB02) được đưa từ Thanh Hóa về nuôi giữ tại Trung

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.