tailieunhanh - Hiện trạng quần thể Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), Khỉ vàng (Macaca mulatta) và Khỉ mốc (Macaca asamensis) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa

Nghiên cứu này được thực hiện tại vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa trong 2 năm (2015-2016). Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được sự hiện diện của ba loài Khỉ mặt đỏ, Khỉ vàng và Khỉ mốc trong KBTTN này. Khỉ mặt đỏ có vùng phân bố rộng nhất, bao gồm 13 trong tổng số 30 tiểu khu và 7 trong tổng số 8 sinh cảnh rừng của KBTTN Xuân Liên. | Khoa học Tự nhiên Hiện trạng quần thể Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), Khỉ vàng (Macaca mulatta) và Khỉ mốc (Macaca asamensis) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa Nguyễn Xuân Nghĩa1*, Nguyễn Xuân Đặng1, Nguyễn Vĩnh Thanh2, Nguyễn Đình Hải3 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam 2 Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 3 Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa 1 Ngày nhận bài 1/2/2018; ngày chuyển phản biện 7/2/2018; ngày nhận phản biện 12/3/2018; ngày chấp nhận đăng 29/3/2018 Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện tại vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa trong 2 năm (2015-2016). Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được sự hiện diện của ba loài Khỉ mặt đỏ, Khỉ vàng và Khỉ mốc trong KBTTN này. Khỉ mặt đỏ có vùng phân bố rộng nhất, bao gồm 13 trong tổng số 30 tiểu khu và 7 trong tổng số 8 sinh cảnh rừng của KBTTN Xuân Liên. Các sinh cảnh có Khỉ mặt đỏ phân bố gồm Rừng thường xanh trên núi đá vôi (SC1), Rừng thường xanh á nhiệt đới (SC2), Rừng thường xanh nhiệt đới (SC3), Rừng thường xanh nhiệt đới sau khai thác (SC4), Rừng thường xanh nhiệt đới đang phục hồi (SC5), Rừng hỗn giao gỗ - giang, nứa (SC6) và Rừng giang, nứa thuần loại (SC7). Khỉ vàng cũng có vùng phân bố rộng trong KBTTN Xuân Liên, gồm 11 tiểu khu và 6 sinh cảnh rừng (SC1-SC6). Ngược lại, Khỉ mốc có vùng phân bố rất hẹp, gồm 8 tiểu khu với 3 sinh cảnh rừng (SC1-SC3). Chất lượng rừng và sự tác động của con người có ảnh hưởng đáng kể đến phạm vi sinh sống của các loài khỉ nghiên cứu. Tần suất bắt gặp các đàn khỉ trong KBT của Khỉ mặt đỏ là 0,0833 đàn/km, Khỉ vàng là 0,0625 đàn/km và Khỉ mốc là 0,03125 đàn/km, chứng tỏ số lượng của các loài Khỉ mặt đỏ, Khỉ vàng và đặc biệt là Khỉ mốc hiện còn trong KBTTN Xuân Liên là thấp. Nghiên cứu cũng xác định được 3 sinh cảnh có tầm quan trọng nhất đối với bảo tồn 3 loài khỉ nghiên cứu ở KBTTN Xuân Liên là: Rừng thường xanh trên núi đá vôi, Rừng thường xanh á nhiệt đới

TỪ KHÓA LIÊN QUAN