tailieunhanh - Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích thực nghiệm tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long
Luận án có kết cấu gồm 6 chương ứng với các nội dung nghiên cứu như sau: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận về đầu tư công và tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế, phân tích thực trạng và đánh giá thực nghiệm về tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long, phân tích cơ chế và thực trạng quản lý đầu tư công vùng Đồng bằng sông Cửu Long,. | 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Khái lược Chương tổng quan được trình bày một cách khái lược các nội dung xuyên suốt cấu thành trong luận án. Các nội dung đó được kết cấu thành hệ thống bao gồm: phản ánh sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu; lược khảo tài liệu đã được công bố trong cùng lĩnh vực nghiên cứu; những đề xuất có tính chất sáng tạo trong nghiên cứu và kết cấu các chương của đề tài. Thông qua các nội dung đó có thể hình dung một cách khái quát nội hàm của công trình nghiên cứu. Sự cần thiết ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững là mục tiêu chủ yếu của các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Tăng trưởng kinh tế luôn là điều kiện tiên quyết để nâng cao đời sống vật chất tinh thần và phúc lợi xã hội cho mọi tầng lớp dân cư và giảm tỷ lệ thất nghiệp mà mọi quốc gia đều kỳ vọng, Do vậy tăng trưởng kinh tế và nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm của chính phủ và các nghiên cứu cũng như nhà hoạch định chính sách kinh tế - xã hội. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế song mối quan hệ giữa hai yếu tố này vẫn còn nhiều tranh luận. Trong số đó, có không ít các công trình nghiên cứu, khẳng định tác động tích cực của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế như các nghiên cứu của Easterly và Rebelo, 1993; Abiad 2 & cộng sự, 2015, Bên cạnh đó, một số nghiên cứu lại chỉ ra những tác động tiêu cực hoặc tác động không đáng kể đến tăng trưởng kinh tế, thường là các quốc gia đang phát triển (Devarajan và cộng sự, 1996; Shi, 2013; Wamer, 2014). Các lý giải khác nhau về quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế nói trên, chủ yếu xuất phát từ nhận định về các góc độ tác động của thể chế, cơ chế và chính sách của chính phủ đương quyền. Nguyên nhân của sự khác biệt trên là do cách .
đang nạp các trang xem trước