tailieunhanh - Sự dính líu của Mĩ đối với Việt Nam từ năm 1950 đến năm 1959
Điều này đặt ra vấn đề cho các nước thắng trận là phải từ bỏ hệ thống thuộc địa vốn đã lỗi thời và không phù hợp. Tuy nhiên, việc từ bỏ quyền lợi ở các thuộc địa dường như khó có thể thực hiện đối với các cường quốc tư bản. Pháp đã âm mưu quay trở lại Việt Nam nhằm tái lập chế độ thực dân. Mĩ từ chỗ không quan tâm đối với sự trở lại của Pháp đã ủng hộ Pháp, và cuối cùng là can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Bài viết này khái quái sự dính líu của Mĩ đối với Việt Nam từ năm 1950 đến 1959. | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, Sự dính líu của Mĩ đối với Việt Nam từ năm 1950 đến năm 1959 Nguyễn Vũ Thu Phương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn tới những chuyển biến căn bản của tình hình quốc tế. Chiến tranh đã làm thay đổi hoàn toàn so sánh lực lượng trên phạm vi thế giới. Điều này đặt ra vấn đề cho các nước thắng trận là phải từ bỏ hệ thống thuộc địa vốn đã lỗi thời và không phù hợp. Tuy nhiên, việc từ bỏ quyền lợi ở các thuộc địa dường như khó có thể thực hiện đối với các cường quốc tư bản. Pháp đã âm mưu quay trở lại Việt Nam nhằm tái lập chế độ thực dân. Mĩ từ chỗ không quan tâm đối với sự trở lại của Pháp đã ủng hộ Pháp, và cuối cùng là can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Bài viết này khái quái sự dính líu của Mĩ đối với Việt Nam từ năm 1950 đến 1959. Từ khóa: chính sách đối ngoại Mĩ, chiến tranh Việt Nam, Đông Dương, Ngô Đình Diệm, can thiệp. 1. Quan điểm của Mĩ về Việt Nam trước năm 1950 Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, trong cuộc họp của Hội đồng Chiến tranh Thái Bình Dương diễn ra ngày 21/7/1943, Franklin tái khẳng định quyết tâm thiết lập chế độ ủy thác (trusteeship) ở Đông Dương nhằm chuẩn bị cho sự độc lập hoàn toàn vào một thời điểm thích hợp sau chiến tranh1. Quan điểm này vấp phải sự phản đối kịch liệt từ phía Thủ tướng Anh – Churchill và vị thế của Pháp đã được nâng cao khi được công nhận là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, khiến cho Tổng thống Roosevelt phải nhượng việc phản đối, Roosevelt đã phải thực hiện chính sách “không can thiệp” vào Việt Nam. Điều này càng thể hiện rõ khi Harry S. Truman lên nhậm chức Tổng thống, ông mặc nhiên công nhận chủ quyền của Pháp tại Đông Dương trong cuộc gặp với De Gaulle ngày 1 William J. Duiker (1994), Containment Policy and the Conflict in Indochina, California: Stanford .
đang nạp các trang xem trước