tailieunhanh - Về phương pháp giảng dạy Văn học Pháp
Bài viết Về phương pháp giảng dạy Văn học Pháp trình bày chọn lọc những giải pháp thiết thực, khả thi rút ra từ những thành tựu lí luận và thực tiễn của nước ngoài nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy văn học Pháp nói riêng và văn học nước ngoài nói chung trong các trường đại học, đồng thời góp phần giới thiệu những quan niệm mới và biện pháp hiệu quả trong quá trình nâng cao chất lượng giảng dạy môn văn học tại Việt Nam,. | NGÔN NGỮ SỐ 10 2012 VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VĂN HỌC PHÁP NGUYỄN THỊ BÌNH* 1. Mở đầu Yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy văn học nước ngoài để phục vụ việc dạy tiếng trong các trường đại học ngoại ngữ là hết sức cần thiết, khi sinh viên không còn say mê học môn văn học, thậm chí họ chán nản và “sợ” môn học này. Đứng trước thực trạng đó, chúng tôi luôn trăn trở và mong muốn tìm hướng đi mới, các biện pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn văn. Xuất phát từ các phương pháp giảng văn học Pháp đã và đang được thực thi, bài viết của chúng tôi mong muốn chọn lọc những giải pháp thiết thực, khả thi rút ra từ những thành tựu lí luận và thực tiễn của nước ngoài nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy văn học Pháp nói riêng và văn học nước ngoài nói chung trong các trường đại học, đồng thời góp phần giới thiệu những quan niệm mới và biện pháp hiệu quả trong quá trình nâng cao chất lượng giảng dạy môn văn học tại Việt Nam. 2. Các phương pháp giảng dạy văn học Pháp . Phương pháp truyền thống Trong quá trình giảng dạy tiếng Pháp cho người nước ngoài, văn bản văn học được sử dụng như những tài liệu giảng dạy bắt buộc. Tuy nhiên vai trò của nó thay đổi theo những quan niệm khác nhau của các nhà sư phạm “siêu độc giả”, người khai thác tác phẩm văn học trong giảng dạy. Theo phương pháp truyền thống, văn bản văn học là tài liệu ưu tiên để giảng dạy ngữ pháp và dịch. Những đoạn trích các tác phẩm văn học là tài liệu để xây dựng các bài tập về từ vựng, ngữ pháp, dịch ngược và dịch xuôi. Khi cho rằng, dịch là hình thức cho phép người học hiểu đúng tác phẩm, thì quá trình cảm thụ bị lệ thuộc vào ngôn ngữ mẹ đẻ và nguy cơ hiểu sai tác phẩm tăng lên rõ rệt. Bởi lẽ chúng ta đã biết, nếu trình độ dịch văn bản văn học non yếu dễ dẫn đến “phản bội” nghĩa đích thực của tác phẩm, đồng thời buộc người học trở nên thụ động. Trong quá trình phân tích bài thơ Le dormeur du val của Arthur Rimbbaud chúng tôi chia sinh viên ra làm hai nhóm: nhóm 1 tiến hành đọc trực tiếp bài .
đang nạp các trang xem trước