tailieunhanh - Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào/Cambodia
Theo một nghiên cứu của Oxfam năm 2016, đầu tư vào nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên là hướng tập trung lớn của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào và Cambodia, vì lợi thế tiếp giáp biên giới với hai nước này. Trong khi đầu tư vào Cambodia tập trung vào khai thác đất trồng cao su, thì đầu tư vào Lào khai thác nguồn đất đai và thuê đất đa dạng hơn, với các loại cây trồng, hoa màu khác nhau và cả chăn nuôi. | Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào/Cambodia Người viết: Phạm Văn Dũng 1. Thông tin chung về đầu tư của Việt Nam tại Lào và Cambodia Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam bắt đầu xuất hiện sau khi có chính sách đổi mới từ cuối những năm 80 của Thế kỷ 20. Trong giai đoạn từ 1989 – 1998 cả nước chỉ có 12 dự án đăng kí đầu tư ra nước ngoài. Đầu tư ra nước ngoài bắt đầu tăng trong giai đoạn 1999-2005, khi có 128 dự án đăng kí theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (VnEconomy, 2013). Tính đến đầu năm 2017, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 21,4 tỉ đô la Mỹ với dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hai quốc gia nhận đầu tư lớn nhất là Lào và Cambodia, với tổng số vốn lần lượt là 5,12 tỉ đô-la (trong 270 dự án) và 2,89 tỉ đô-la (191 dự án). Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam còn đầu tư ra một số quốc gia khác như Nga, châu Phi (Viet Nam News, 2017). Những người ủng hộ đầu tư xuyên biên giới thường nhấn mạnh yếu tố giao lưu văn hoá, hiện đại hoá ngành nông nghiệp, và xây dựng đất nước thịnh vượng. Nhưng đằng sau đó là nhu cầu của nền kinh tế. Việt Nam là nước sản xuất hàng đầu về cao su, gỗ và giấy xuất khẩu, và các yếu tố lịch sử, xã hội, dân số đa dạng giúp các công ty Việt Nam tìm kiếm được nguồn nguyên liệu gỗ và đất đai được nhiều hơn so với ở trong nước (Nguyen 2012; Sikor 2012). Với khoảng 80% gỗ tròn và gỗ xẻ nhập khẩu, Việt Nam đang phụ thuộc lớn vào lượng gỗ từ Cambodia và Lào (Dwyer, 2015, trang 17). Trong đầu tư vào nông nghiệp, canh tác quy mô lớn, thì đáng chú ý là các dự án trồng cao su. Việt Nam có 72 dự án đầu tư trồng cao su, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,2 tỉ đô-la Mỹ. Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) bắt đầu tiến hành khảo sát từ năm 2007 và hướng tới trồng ha cao su ở Lào và Cambodia (VnEconomy, 2013). Tính đến đầu năm 2017, đã có 23 dự án đầu tư trồng cao su tại Lào, Cambodia, trong đó Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai có bốn dự án trồng cao su (Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 2017). Theo một .
đang nạp các trang xem trước