tailieunhanh - Đa dạng hóa và giá trị doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng tài chính tại Việt Nam
Bài viết nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa đa dạng hóa và giá trị doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng tài chính tại Việt Nam. Mẫu nghiên cứu gồm 42 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn quý I/2008 đến quý IV/2011. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 27-36 Đa dạng hóa và giá trị doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng tài chính tại Việt Nam Nguyễn Kim Đức1,*, Nguyễn Thị Hồng Nhung1, Trần Vũ Quỳnh Như2 1 Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 1A Hoàng Diệu, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Công ty TNHH Giáo dục Sao Bắc Đẩu, 61/22/11 Trung Mỹ Tây 17, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Nhận ngày 5 tháng 10 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 25 tháng 10 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 11 năm 2017 Tóm tắt: Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa đa dạng hóa và giá trị doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng tài chính tại Việt Nam. Mẫu nghiên cứu gồm 42 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn quý I/2008 đến quý IV/2011. Tác giả sử dụng hai phương pháp ước lượng hồi quy cho dữ liệu bảng: (1) Hồi quy theo phương pháp Pooled OLS; và (2) Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effect Model - REM). Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Tồn tại mối quan hệ giữa đa dạng hóa và giá trị doanh nghiệp, tuy nhiên việc đa dạng hóa chỉ nên dừng lại ở ngành hoặc quốc gia chứ không nên tiến hành đa dạng hóa cả hai; (2) Cuộc khủng hoảng tài chính không chi phối mối quan hệ giữa đa dạng hóa và giá trị doanh nghiệp, nói cách khác, dù có hay không xảy ra khủng hoảng tài chính thì việc thực hiện đa dạng hóa sẽ góp phần gia tăng giá trị cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ sở để đưa ra các quyết định liên quan đến vấn đề đa dạng hóa. Từ khóa: Đa dạng hóa, giá trị doanh nghiệp, khủng hoảng tài chính. 1. Giới thiệu phạm vi (quốc gia) ngày càngphổ biến. Với quan điểm “Đừng để tất cả trứng vào một giỏ” của Pindyck và Rubinfeld (2014) [1] thì đây là một tín hiệu tốt, góp phần gia tăng giá trị doanh nghiệp và lợi ích cho cổ đông [2]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Berger và Ofek (1995) lại cho thấy giá trị các doanh nghiệp đa ngành ở Mỹ đã giảm 13-15%
đang nạp các trang xem trước