tailieunhanh - Liên kết vùng từ lý luận đến thực tiễn

Bài viết Liên kết vùng từ lý luận đến thực tiễn trình bày một số vấn đề lý luận liên kết vùng, thực trạng liên kết vùng ở Việt Nam, một số khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao khả năng liên kết vùng tại Việt Nam. | LIÊN KẾT VÙNG TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN TS. Nguyễn Văn Huân140 Về phương diện lý thuyết, liên kết phát triển nội vùng và liên vùng dựa trên cơ sở phân công lao động với các lợi thế so sánh khác nhau là tiền đề nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển vùng nói chung và đầu tư công nói riêng. Liên kết phát triển kinh tế là yêu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường với các chuỗi ngành hàng được bố trí trên một không gian lãnh thổ nhất định, tạo nên các cực tăng trưởng. Khi các chủ thể kinh tế cũng như các địa phương được thực thi các quyền hành trong khung khổ thể chế phân quyền, phi tập trung hóa với các lợi ích cụ thể sẽ là tiền đề để thúc đẩy mạnh mẽ hơn các liên kết đầu tư phát triển trên không gian các vùng. Ở Việt Nam, những năm gần đây bắt đầu hướng tới các nghiên cứu phát triển vùng và liên vùng, song chưa thật sự trở thành các luận cứ khoa học cho phân tích chính sách phát triển vùng. Liên kết vùng hiện đang bất cập, chưa chặt chẽ, gây lãng phí đầu tư công trong nhiều năm qua. 1. Một số vấn đề lý luận liên kết vùng Trước hết cần hiểu rõ phân định vùng là gì? Có nhiều quan điểm khác nhau phân định về vùng lãnh thổ phát triển kinh tế – xã hội. Quan điểm cực tăng trưởng (tiêu biểu Gustav Ranis, Strauss, Hall) lưu ý đến tính chất tăng trưởng kinh tế của các vùng có lợi thế so sánh có thể tiến hành công nghiệp hóa nhanh, làm nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa trên toàn bộ nền kinh tế. Trong các cực tăng trưởng này tập trung các ngành công nghiệp mũi nhọn và các ngành bổ trợ, các hoạt động dịch vụ phục vụ cho phát triển công nghiệp với một hạ tầng phát triển có thể kết nối với các cảng biển, các đầu mối giao thông. Điểm đúng đắn của quan điểm này là tìm ra các điểm đột phá phát triển và tạo nên các tác động lan tỏa phát triển. Hiện nay, ở các nước đang vận dụng học thuyết này để xây dựng các mô hình phát triển khu chế xuất, vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế. Một số trường phái khác quan niệm vùng thiên về cấu trúc kinh tế, có nghĩa là bố trí cơ cấu kinh tế trên .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN