Bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên là khúc hát say mê, rạo rực của một tâm hồn thơ đã thoát khỏi cái khung chật hẹp của một cái tôi nhỏ bé để ra với chân trời rộng lớn của nhân dân, đất nước. Trong niềm vui bừng tỉnh đó, hồn thơ Chế Lan Viên như hóa thân thành con tàu tâm tưởng hăm hở trở về với nhân dân, với cuộc đời.
“Tây Bắc ư? Có riêng gi Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc hổn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”
Bài thơ là lời mời gọi lên Tây Bắc nhưng Tây Bắc ở đây cũng là một biểu tượng cho những miền xa xôi của Tổ quốc. Chính vì thế, hình tượng con tàu là biểu tượng cho tâm hồn nhà thơ đang khao khát lên đường, vượt ra khỏi cuộc sống chật hẹp, quấn quanh để đến với cuộc đời rộng lớn.
Có thể nói, nghệ thuật đâu phải tự nó nói đến, mà chỉ có thể khẳng định khi người nghệ sỹ mở lòng đón nhận và hòa nhập với cuộc đời rộng lớn "Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép". Ngược lại, nếu lòng anh "đã hóa những con tàu" và tiếng hát con tàu hòa nhập cùng khúc hát của bốn bề Tổ quốc thì cho dù chưa có đường tàu lên Tây Bắc nhưng hình tượng con tàu vẫn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
Đầu tiên, Chế Lan Viên đã mượn hình ảnh thiên nhiên để khơi gợi khát vọng lên đường của mọi người:
"Anh có nghe gió ngàn đang vẫy gọi
Ngoài của ô, tàu đói những vầng trăng"
Nhà thơ nói với người khác mà cũng là nói với chính mình. Cuộc kháng chiến trường kì gian khổ đã kết thúc, miền Bắc bước vào xây dựng cuộc sống mới đang rất cần sự chung tay giúp sức của tất cả những người con yêu nước. Cuộc sông lớn đó là ngọn nguồn cúa mọi sáng tạo nghệ thuật. Từ sự chiêm nghiêm về cuộc đời thơ của chính mình, Chế Lan Viên đã đưa ra những lời khuyên đầy tâm huyết: hay đi ra khỏi cái cô đơn, chặt hẹp của mình mà hòa nhập với mọi người, hãy vượt ra khỏi chân trời của cái tôi nhỏ bé để đến với “châri trời của tất cả”. Đi theo con đường ấy, có thể tìm kiếm được nghệ thuật chân chính và gặp được tâm hồn của chính mình trong cuộc sông rộng lớn của nhân dân.
"Chảng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia"
Chính vì lẽ đó mà tâm hồn thơ Chế Lan Viên muốn hóa thân thành con tàu tâm tưởng, khao khát lên đường, hăm hở say sưa, háo hức trong hành trình về với cuộc đời rộng lớn, về với nhân dân. Khát vọng đến với cuộc sống rộng lớn, đến với nhân dân đã trở thành cảm hứng, tình cảm chân thành của nhà thơ. Trong tập thơ Ánh sáng và phù sa, khát vọng ấy đã một lần được vang lên:
“Ỏi chim én có hay không, chim én?
Đến những đảo xa, đến những đảo mờ
Ớ đâu chưa đi thì lòng sẽ đến
Lúc trở về lòng ngậm những cành thơ”
Trong bài thơ “Tiếng hát con tàu”, khát vọng ây mỗi lúc càng được bộc lộ cụ thể hơn, say mê hơn và rạo rực hơn. “Khi lòng ta đã hóa những con tàu”, “Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội/ Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga”. Khát vọng ấy càng trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết khi có sự gặp gỡ giữa nhân dân với nhu cầu tình cám của nhà thơ “Đất nước gọi hay lòng ta gọi”, ở đây, tiếng gọi của cuộc sống lớn, của nhân dân, đất nước đã thực sự trở thành sự thôi thúc bên trong của chính nhà thơ.
Nhìn chung, bài thơ Tiếng hát con tàu đã sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật đặc sắc. Hình ảnh - biểu tượng con tàu đã thúc giục con người lên đường, đến với những miền xa xôi của đất nước, với cuộc sống của nhân dân đồng thời hình tượng con tàu còn là lời nhắc nhở hãy trở về với chính lòng mình, với những tình cảm sáng trong, những nghĩa tình sâu nặng từng làm nên ý nghĩa của đời người trong một thời kì không thể nào quên.