Bài đọc tham kháo
Nhân vật trung tâm là Huấn Cao. Huấn Cao là một "tên giặc", một nhân vật bi tráng, cao đẹp, mang màu sắc lãng mạn đầy ấn tượng.
Lúc đầu Huấn Cao được giới thiệu gián tiếp qua một tiếng đồn: "cái người mà vùng tỉnh ta vẫn khen...". "nhiều người nhắc nhòm đến cái danh đó luôn...", "một tên tù có tiếng là..." và "thầy có nghe người ta đồn...". Đó là một con người không phải tầm thường!
Ngục quan và viên thơ lại mới "vân kì thanh" mà đã tâm phục Huấn Cao. Họ trầm trồ: "người đứng đầu...", "người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất dẹp...", một tử tù lừng lẫy tiếng tăm "văn võ đều có tài cả...".
Lấy xa để nói gần, lấy bóng làm lộ hình, sử dụng lối tả gián tiếp... đó là bút pháp Nguyễn Tuân vận dụng sáng tạo để giới thiệu nhân vật Huấn Cao, tạo ra sự cuốn hút nghệ thuật kì diệu.Là một nhà nho kiệt hiệt dám chọc trời quấy nước. Chí lớn không thành mà vẫn hiên ngang. Chết chém cùng chẳng sợ. Một tinh thần gang thép "vô úy" bất khuất. Một cái "dỗ gông" trước cửa ngục. Một câu miệt thị ngục quan: "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây". Không phải ai cũng có cái gan dám thách thức cường quyền bạo lực thế đâu!
Huấn Cao coi khinh vàng ngọc. Không vì vàng ngọc, vì quyền uy mà ông "ép mình viết bao giờ!" Chữ thì quý thật! Nhất sinh ông mới viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường tặng ba người bạn thân. Không chỉ đẹp từ nét chữ, mà mỗi chữ, mỗi bức thư họa của Huấn Cao là một bức châm, thể hiện một lí tướng tung hoành, một hoài bão, một đạo lí cao đẹp. Chữ của Huấn Cao cho thấy cái tài, cái tâm, cái tầm nhìn của kẻ sĩ chân chính mà ta ngưỡng mộ và kính phục.
Với Huấn Cao thì thiên lương là ngọn lửa, là "ánh sáng đỏ rực" như ngọn đuốc kia. Nếu ngục quan tâm phục con người nghĩa khí, tài hoa thì Huấn Cao lại nể trọng
con người biệt nhởn liên tài. Suốt đời ông chí "cúi đầu vái lạy hoa mai" thế mà khi nghe tên thơ lại nói lên tâm sự của chủ mình muốn "xin chữ", Huấn Cao đã ân hận nói: "Thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ"
( cảnh "cho chữ" được miêu tả bằng bút pháp lãng mạn gợi lên một không khí thiêng liêng bi tráng. Phòng giam ẩm ướt bẩn thỉu, hôi hám. Lửa đuốc sáng rực. tấm lụa trắng. Chậu mực thơm lắm. Ba cái đầu cúi xuống tâm lụa tráng. Huấn Cao hiện ra với vẻ uy nghi, hào hùng, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, Huấn Cao vung bút viết. "Những nét chữ vuông vắn rõ ràng" hiện lên rực rỡ trên phiến lụa óng. Tư thế đĩnh đạc ung dung. Mai kia ông đã bước lên đoạn đầu đài, nhưng đêm nay ông vẫn ung dung. Một cử chỉ "đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dạy". Một lời khuyên: 'Ta khuyên thầy quản nên thay đổi chỗ ở đi... thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. ở dây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đen nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi". Với Huấn Cao thì thiên lương là cái gốc của đạo lí, có giữ được thiên lương thì mới biết quý trọng tai năng và cái đẹp ở đời.
ở con người Huấn Cao. từ cử chỉ, hành động đén ngôn ngữ, từ nét chữ đến phong thái - đều toát ra một vẻ đẹp vừa phi thường, vừa bình dị, vừa anh hùng, vừa nghệ sĩ. bên cạnh cái hùng có cái bi, tính vốn khoảnh mà lại trân trọng kẻ biệt nhờn liên tài. coi thường vàng bạc quvền uy mà lại đề cao tình bằng hữu, đến chết vẫn nghĩa khí và giữ trọn thiên lương. Nguyễn Tuân đã dàn cảnh, tả người và kể chuyện, sử dụng những ẩn dụ so sánh, những tình tiết đan chéo, ràng buộc vào nhau, tạo nên một không gian nghệ thuật cổ kính, bi tráng nâng nhân vật Huấn Cao lên một tầm vóc lịch sử. Văn học lãng mạn thời tiền chiến chí có một Huấn Cao đẹp hào hùng .như vậy.
Đọc "Chữ người tử tù" ta càng thấm thía điều mà Vũ Ngọc Phan đã nói: "... văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nôi thưởng thức". Nghệ thuật kểe chuyện, cấu trúc tình tiết, lời thoại và độc thoại, khắc họa tính cách nhân vật,... hầu như không có một chi tiết nào thừa. Ba nhân vật cùng đồng thời xuất hiện. Cảnh cho chữ là cao trào, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Tất cả đều hướng vé cái tài, cái đẹp. cái thiên lương. Nguyễn Tuân đã sử dụng một loạt từ Hán Việt rất đắt {pháp trường, tứ tù. Tử hình, nhất sinh, hộ tứ hình, bức trung đường, lạc khoán, thiên hạ, thiên lương, lương thiện, V.V...Ì tạo nên màu sắc lịch sử, cổ kính, bi tráng. Đúng Nguyễn Tuân là bậc thầy về ngôn ngữ, rất lịch lãm uyên bác về lịch sử, về xã hội.
Hai câu văn: "Thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ", và: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh" - đẹp như một bức châm trong các thư hoạ nghìn xưa lưu lại, cũng là bài học làm người sáng giá!