HƯỚNG DẪN
VỀ NỘI DUNG.
1. Vẻ đẹp của cảnh ngày hè được gợi tả trong bài thơ
- Bài thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên vào thời điểm cuối cùng của một ngày (lầu tịch dương). Nhưng cảnh không vì thế mà trở nên úa tàn sức sống. Sự sống vẫn như một mạch ngầm từ bên trong, vẫn đang ứa căng, vẫn tràn đầy, vẫn rạo rực muốn phô bày hương sắc và âm thanh. Điều này được thể hiện rất rõ qua việc tác giả sử dụng những động từ mạnh: giương, phun, nhằm diễn tả mạch sống của muôn vật như không thể kìm lại được, cứ tuôn trào ra hết lớp này đến lớp khác.
- Sức sống ấy, mạch sống ấy được cụ thể hóa bằng sự kết hợp, đan cài nhuần nhị, tinh tế giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, con người và cảnh vật: màu lục của lá làm nổi bật màu đỏ của hoa thạch lựu, ánh mặt trời buổi chiều như dát vàng lên những tán hòe xanh. Tiếng ve inh ỏi — âm thanh đặc trưng của mùa hè, hòa cùng tiếng lao xao chạ cá - âm thanh đặc trưng của làng chài.
2. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi
- Yêu thiên nhiên: Qua bức tranh thiên nhiên sinh động và giàu sức sống, chúng ta thấy được sự giao cảm mạnh mẽ nhưng tinh tế của nhà thơ đối với cảnh vật. Thi nhân đã đón nhận cảnh vật với nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả sự liên tưởng. Tác giả biết hòa màu sắc, âm thanh, đường nét theo quy luật của cái đẹp trong hội họa, trong âm nhạc, làm cho bức tranh thiên nhiên vừa có hồn, vừa gợi tả, vừa sâu lắng.
- Yêu dời, yêu cuộc sống: Thiên nhiên qua cảm xúc của thi sĩ trở nên sinh động, đáng yêu và đầy sức sống. Và để nắm bắt được vẻ đẹp của muôn vật, tâm hồn nhà thơ phải yêu đời, yêu cuộc sống biết bao. Câu thơ mở đầu của toàn bài đã hé mở cho người đọc hiểu được phần nào tâm thế của tác giả khi thưởng thức cảnh ngày hè, đó là tâm hồn thanh thản, thảnh thơi vào một ngày nhàn rỗi. Cho nên chúng ta có thể lắng nghe được trong thanh âm tiếng ve dắng dỏi, trong tiếng lao xao chợ cá là tiếng nhạc lòng rộn ràng, vui tươi của chính Nguyễn Trãi khi được thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, khi được chứng kiến cảnh sống, sinh hoạt hạnh phúc của muôn dân.
- Yêu nhăn dân, dốt nước: Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên nhưng trên hết vẫn là tấm lòng của ông tha thiết với con người, với dân, với nước. Nhìn cảnh sống của dân, đặc biệt là người lao động - những dân chài lam lũ - được yên vui no đủ, Nguyễn Trãi ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong ca ngợi cảnh: Dân giàu đủ khắp đòi phương.
VỀ NGHỆ THUẬT.
1. Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, tự nhiên
Đọc bài thơ, chúng ta hầu như không thấy sự ngăn cách bởi hàng rào ngôn ngữ (tuy vẫn có một sô' từ cổ). Tiếng Việt trong thơ ông cách ta hơn 600 năm rồi mà có câu nghe vẫn mới vẫn hiện đại: “Lao xao chợ cá làng ngư phủ”. Bên cạnh đó còn là những từ láy nôm na, bình dị mà giàu sắc thái biểu cảm: đùn đùn, lao xao; những động từ quen thuộc trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân: phun, giương.
2. Sử dụng câu thơ lục ngôn trong bài thất ngôn bát cú Đường luật
- Thơ Nôm Đường luật Nguyễn Trãi thường có sự đan xen câu thơ lục ngôn (sáu chữ) vào bài thơ thất ngôn (bảy chữ). Nhìn chung, những câụ thơ lục ngôn do bớt đi một chữ nên ngắn gọn về hình thức, hàm súc về nội dung, thường cô đọng ý tình của bài thơ.
- Câu kết trong bài thơ Cảnh ngày hè là một câu sáu chữ ngắn gọn, thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài. Đọc bài thơ, chúng ta khám phá ra nhiều phương diện của vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi. Nhưng điểm sáng nhất trong tâm hồn bậc đại thi hào dân tộc vẫn là tình yêu thương nhân dân. Nhà thơ có cả một ngày trường thư thái để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên nhưng tấm lòng thì vẫn ở nơi người dân. Nguyễn Trãi mong cho dân được ấm no, hạnh phúc: dân giàu đủ, nhưng đó phải là hạnh phúc cho tất cả mọi người, mọi nơi: khắp đòi phương, đúng như ước nguyện của ông trong Tự thán — bài 10: “Ngoài chưng phận ấy cầu đâu nữa — cầu một: ngồi coi đời thái bình”.