Cảm nhận bài thơ Cảnh ngày hè

Hướng dẫn

Cảnh sắc thiên nhiên ở đây được đón nhận bằng nhiều loại giác quan:

Thị giác :                            Hòe lục đùn đùn tán rợp giương,

                                         Thạch lựu hiển còn phun thức đỏ.

Thính giác :                        Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

                                          Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Khứu giác :                        Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Cảnh được gợi lên thật sống động như đang hiện ra, đang phát lộ ngay trước mắt người ngắm cảnh. Đó là cảnh cuối mùa hè khi mà những cây hòe màu xanh vẫn chưa thôi sức lớn, tán cứ đùn đùn liên tục giương rộng ra, che rợp thêm, khi mà hoa lựu ngoài hiên vẫn đang mùa còn “phun” màu đỏ độc đáo. Cảnh chợ cá và cảnh ve kêu chiều hè râm ran, náo nhiệt; sáu trăm năm trước, cảnh cuối hè cho đến bây giờ vẫn chưa thay đổi là bao! Dễ gì tìm được bài thơ miêu tả cảnh cuối hè hay hơn, sống động hơn bài thơ Nôm này của Nguyễn Trãi.

- Cuộc sống trong quang cảnh chợ búa thật nhộn nhịp, giàu có, yên vui. Đó là cảnh làng cá bước vào buổi chợ với những mẻ bội thu, cảnh mua bán ồn ào, tấp nập... Không có một dấu hiệu gì của sự trì trệ, lộn xộn, của sự ngặt nghèo, thiếu đói. Đúng là cảnh đời thái bình thịnh trị, rất đáng gảy lên khúc Nam phong thời Ngu, Thuấn.

- Tâm hồn Nguyễn Trãi thảnh thơi, sự thảnh thơi hiếm có giữa những trang thơ Nôm của ông. Nhà thơ vui với cái vui của người lao động, vui chân thật bình dị. Nhà thơ thả hồn mình đón nhận cuộc sông bằng mọi giác quan. Nhà thơ lạc quan với cuộc sống thiên nhiên đang cựa quậy vươn lên đầy sức sống, đang phát triển tràn ngập màu xanh và đầy ắp đời thường no đủ.

- Thơ Nôm Nguyễn Trãi thường cổ kính khó đọc. Nhưng khi chịu khó đọc và hiểu rồi thì yêu xiết bao! Bài Bảo kính cảnh giới này không hề khô khan một chút nào, trái lại, đầy ắp những chi tiết hình ảnh tươi mát. Sáu trăm năm một bông hoa còn tươi đến giờ vẫn đang độ nở “đùn đùn tán rợp giương” trong tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi, trong lớp trẻ học đường hôm nay.

BÀI CÙNG NHÓM